spot_img
30 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Càng lớn chúng ta càng đáng mất điều gì?

f718f57569a61afb9f90db58fd85821d
Càng lớn chúng ta càng mất đi sự lương thiện ban đầu – Ảnh minh hoạ: Internet

Tân Thế Kỷ – Người ta thường cho rằng khi con người ta lớn lên, kiến thức của họ tăng lên và khả năng của họ cũng được cải thiện. Liệu có đúng như vậy không? Người xưa vẫn dạy rằng: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”, con người sinh ra bản chất đều là người lương thiện. Nhưng càng lớn chúng ta càng đánh mất điều này.

Trẻ em mất dần khả năng khi chúng lớn lên

Theo một nghiên cứu khoa học công bố ngày 17 tháng 5 năm 2002, các nhà khoa học tại Đại học Minnesota (Mỹ), Đại học Sheffield và Đại học College London (Anh) đã làm thí nghiệm với những đứa trẻ 6 tháng tuổi, 9 tháng tuổi, và người lớn về khả năng phân biệt những gương mặt người khác nhau, cũng như các động vật, chẳng hạn khỉ. Kết quả cho thấy khi trẻ em lớn lên, khả năng phân biệt các gương mặt, đặc biệt gương mặt các loài thú của chúng dần dần giảm bớt. Lấy ví dụ, những đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể phân biệt gương mặt các con khỉ một cách rất dễ dàng; trong khi đối với những đứa trẻ 9 tháng tuổi, khả năng này giảm xuống chỉ bằng mức phân biệt gương mặt người. Ngược lại, khả năng phân biệt các gương mặt người là như nhau với cùng nhóm tuổi.

em be so sinh cuoi 2 845x500 1
Sự lương thiện của trẻ em là điều ai cùng yêu mến – Ảnh minh hoạ: internet

Thật thú vị, năng lực của những đứa trẻ không chỉ hạn chế trong các lĩnh vực này. Nghiên cứu đã cho thấy trong khi những đứa trẻ 6 tháng tuổi có thể phân biệt gần 11 thứ tiếng, những đứa trẻ 9 tháng tuổi chỉ có thể phân biệt được ngôn ngữ mẹ để của chúng mà thôi.

Nghiên cứu của Đại học McMaster ở Canada cũng ủng hộ những phát hiện này. Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng mặc dù trẻ sơ sinh cần thời gian để thích nghi, chúng nhanh chóng sở hữu khả năng phân biệt đủ loại gương mặt. Khả năng của một người lớn khi phân biệt các gương mặt động vật, đặc biệt những loại không quen thuộc, là thấp hơn rất nhiều khả năng phân biệt các gương mặt người. Còn với trẻ em, khả năng của chúng khi phân biệt các gương mặt, dù là người hay động vật, là tương đương nhau.

Nghiên cứu này đã nói lên rằng: Mặc dù kiến thức dường như được tích lũy khi con người lớn lên, nhiều khả năng thực sự đã thoái hóa. Có nhiều trường hợp các thần đồng lại chỉ đạt được những thành quả tầm thường khi chúng lớn lên. Điều này là vì quá trình học hỏi cũng là một quá trình tích lũy quan niệm. Thực ra, trong các kiến thức được giảng dạy trong hệ thống giáo dục, liệu có bao nhiêu là hiểu biết chân chính về tự nhiên và xã hội? Kết quả là, con đường tìm kiếm chân lý đã trở nên gian nan và dài đằng đẵng.

Trên thực tế, đủ loại định kiến và quan niệm sai lầm, chẳng hạn như sự ích kỷ, đã được con người ta tích lũy hàng ngày một cách vô thức. Dần dần, khi họ lớn lên, đủ loại nhân tố sẽ trở nên cắm rễ sâu, và bản tính thiện lương của con người gần như bị mai một. Cũng giống như một mảnh vải sạch màu trắng. Một khi bị nhúng vào thùng thuốc nhuộm, nó rất khó để khôi phục trở lại màu sắc ban đầu.

Khi con người trưởng thành, họ không chỉ mất đi sự thuần khiết lúc sinh ra, mà còn lu mờ trí tuệ. Chúng ta có thể tưởng tượng rằng bản tính thiện lương chỉ có thể được bảo tồn hoàn hảo khi người ta tách xa khỏi những quan niệm ô nhiễm ngay từ khi còn rất trẻ. Đây cũng là con đường duy nhất để sở hữu trí tuệ vĩ đại. Tuy nhiên, rất khó để đạt được điều này.

Trên thực tế, con đường tu luyện từ xưa tới nay trong lịch sử loài người chính là con đường “phản bổn quy chân”, một quá trình trở về bản tính lương thiện và thuần khiết của sinh mệnh.

Trí tuệ cao nhất là lương thiện, khôn ngoan lớn nhất là phẩm hạnh

Người ta cho rằng, càng hiểu biết thì càng thông minh, càng thông minh thì càng biết thu vén cái có lợi về mình. Nhưng càng hiểu biết thì con người càng mất đi sự thanh khiết vốn có, như vậy liệu có phải là thông minh?

Nhân sinh không hoàn hảo, không có điều gì trên đời là hoàn mĩ. Vậy vì sao nên thiện, vì sao nên bỏ qua những khiếm khuyết, bao dung những sai sót của vạn vật trên đời? Chẳng phải chỉ vì một chữ an hay sao.

maxresdefault 2
Thiện lương là điều cần giữ suốt đời – Ảnh minh hoạ: Internet

Cả đời vất vả ngược xuôi cũng chỉ vì muốn ấm no, hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc là gì? Hài lòng là hạnh phúc. Nếu hài lòng thì dù không quá sung túc cũng hạnh phúc. Không biết hài lòng thì giàu có vẫn buồn lo. Hạnh phúc không hoàn toàn phụ thuộc vào vật chất. hạnh phúc dựa vào niềm tin và cách biết đủ của mỗi người.

Thế thì tại sao phải cố gắng, chen chúc để đạt được thứ này thứ kia. Như thế có hạnh phúc hay không? Sao phải hạm hãi người này, đay nghiến người kia, như thế có an bình hay không? Vòng luẩn quẩn cuộc sống mà hầu như ai cũng vướng phải: muốn hạnh phúc – cố gắng làm việc, học tập, sống hướng về phía trước – gặp áp lực, phải đua tranh, dùng thủ đoạn – mệt mỏi, không hạnh phúc.

Thế nên, trí tuệ cao nhất chính là đạo đức, khôn ngoan nhất là phẩm hạnh. (Ảnh: Pinterest)

Thế nên, người biết lương thiện mới là người sáng suốt nhất. Vì lương thiện nên biết đủ, vì lương thiện mà tha thứ, vì lương thiện mà không làm ác, không hại người, không ganh ghét. Tâm an thì thân nhàn, nội tâm yên tĩnh thì cuộc sống cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Ta lương thiện thì đáp lại ta sẽ là sự thanh thản, không vướng mắc, không lo lắng, tự giải thoát bản thân khỏi những khổ đau. Buông bỏ oán giận, tích phúc tích đức, chưa biết có được hồi báo như luật nhân quả hay không nhưng chính lúc đang làm thiện, sống thiện, nghĩ thiện như vậy thì đã thấy thoải mái, vui vẻ và được yêu quý rồi.

Chúng ta lớn lên tưởng chừng như hoàn thiện hơn, nhưng chúng ta đã đánh mất sự lương thiện ban đầu của mình. Thế nên, trí tuệ cao nhất chính là lương thiện, khôn ngoan nhất là phẩm hạnh. Biết được điều này, chắc chắn yên vui. 

Chân Tâm t/h

Tham khảo: Chánh Kiến, Tinh Hoa

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 15

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều