spot_img
25 C
Vietnam
Thứ Ba,14 Tháng Năm
spot_img

Cừu Dolly, nhân bản vô tính người – những chủ đề tranh cãi dai dẳng suốt nhiều thập kỷ

(Tân Thế Kỷ) – Nhà khoa học người Anh dẫn dắt nhóm nghiên cứu tạo ra cá thể cừu nhân bản vô tính Dolly vừa qua đời ở tuổi 79.

AP dẫn nguồn tin từ Đại học Edinburgh (Scotland, Vương quốc Anh) cho biết ông Wilmut qua đời một ngày trước đó do bệnh Parkinson (rối loạn thoái hóa thần kinh).

Ông Ian Wilmut và cừu Dolly - Ảnh: GUARDIAN
Ông Ian Wilmut và cừu Dolly – Ảnh: GUARDIAN

Năm 1996, ông Wilmut cùng cộng sự là Keith Campbell và các nhà nghiên cứu động vật thuộc Viện Roslin của Đại học Edinburgh đã nhân bản vô tính, tạo ra cừu Dolly từ tuyến vú của một con cừu cái khác.

Trước đó, các nhà khoa học đã nhân bản vô tính nhiều loài động vật bằng mô phôi. Tuy nhiên, Dolly là động vật có vú đầu tiên trên thế giới ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính, cụ thể là áp dụng kỹ thuật chuyển nhân tế bào.

Câu chuyện của cừu Dolly đã thúc đẩy các nhà khoa học nhân bản các loài động vật khác gồm chó, mèo, ngựa và bò mộng, đặt ra khả năng nhân bản vô tính con người và các loài đã tuyệt chủng.

Cừu Dolly – chủ đề tranh cãi dai dẳng suốt nhiều thập kỷ

Sự ra đời của cừu Dolly được tôn vinh như một đột phá khoa học có thể mở đường cho những hướng điều trị mới trên nhiều loại bệnh tật. Tuy nhiên nó cũng làm dấy lên những chỉ trích và lo ngại về mặt đạo đức đối với khả năng tạo bản sao con người.

Thành công đầu tiên của phương pháp nhân bản vô tính là chú cừu Dolly. Việc tạo ra Dolly chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh. Tuy vậy, quá trình nhân bản lại có hiệu suất rất thấp: Từ 277 quả trứng thì chỉ có 29 phôi được tạo thành, trong đó chỉ có 3 con cừu được sinh ra và có duy nhất Dolly sống sót.

Ảnh chụp cừu nhân bản Dolly ở Roslin, Scotland, ngày 2/9/1997. Ảnh: Asahi Shimbun
Ảnh chụp cừu nhân bản cừu Dolly ở Roslin, Scotland, ngày 2/9/1997. Ảnh: Asahi Shimbun

Rất nhiều cá thể được ra đời bằng phương pháp nhân bản vô tính, tuy nhiên, đa số đều là thất bại. Các cá thể động vật nhân bản có thể sống khi sau khi ra đời nhưng chúng cũng chết nhanh chóng ngay sau đó.

Năm 2009, các chuyên gia đã tiến hành nhân bản một con sơn dương Pyrenea. Trứng lấy từ một con dê thuần chủng. Sau khi sinh, sơn dương Pyrenea con đã thở hổn hển và chết sau đó 7 phút. Nhiều thí nghiệm nhân bản cũng đã kết thúc theo cách này. Thực tế, trong số tất cả các dự án nhân bản động vật, số lượng thành công chiếm chưa đầy 3%.

Việc nhân bản có thể đã gây ra nhiều sai sót trong gen, đưa đến những vấn đề nghiêm trọng không thể biết trước. Theo các nhà khoa học, giai đoạn trứng tái lập trình gen quá ngắn có thể chính là nguồn gốc của mọi rủi ro. Trứng phải làm nhiệm vụ này trong một khoảng thời gian tính theo phút, giờ, trong khi thông thường quá trình đó phải mất nhiều tháng, thậm chí là một năm và phải được thực hiện hoàn hảo, nếu không gen có thể bị sai sót bất kỳ lúc nào. ADN của động vật có thể bị hỏng, dẫn đến biến đổi gen, làm động vật chết ngay trong quá trình bào thai hoặc sau khi sinh, nếu không chết thì cũng mắc các bệnh nguy hiểm về sau này.

Tất nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã nghĩ đến việc nhân bản con người. Tuy nhiên, không nói đến việc bị đả kích nặng nề về mặt đạo đức, nhân bản người nhìn chung không khả thi do các khó khăn về mặt kỹ thuật. Một số nhà khoa học đã “rùng mình” khi nghĩ đến những gì có thể xảy ra khi tiến hành nhân bản người bằng các công nghệ như hiện nay.

Nhân bản vô tính con người: Tương lai tươi sáng hay thảm họa diệt vong? - Ảnh 6.
Đối với rất nhiều người, nhân bản người là một việc đáng sợ. Nó được ví như công nghệ chế tạo cho ra đời hàng loạt robot vô tri, không cảm xúc, tình cảm. Nghiêm trọng hơn, chúng sẽ lần lượt thay thế con người (Ảnh minh họa)

Tiến sĩ Rudolph Jaenisch, viện Công nghệ Massachusetts, đặt câu hỏi: “Chúng ta sẽ làm gì khi nhân bản vô tính cho ra những con người chỉ có nửa quả thận hay thiếu hẳn hệ miễn dịch?”. Dù sao, việc nhân bản vô tính con người vẫn gây tranh cãi quyết liệt và liên quan lớn đến vấn đề đạo đức nên chưa một nước nào đứng ra thử nghiệm.

Câu chuyện hồi sinh Leonardo da Vinci bằng nhân bản vô tính 

Nhiều năm qua, nhiều cuộc tranh luận gay gắt diễn ra xoay quanh việc nhân bản vô tính nhằm hồi sinh những nhân vật kiệt xuất trong lịch sử, với hi vọng những bộ óc thiên tài này sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề hóc búa đang ám ảnh nhân loại ngày nay.

“Tiên đoán” bị lãng quên của Leonardo da Vinci: Không ngờ đi trước thời đại hàng thế kỷ
Thiên tài toàn năng Leonardo da Vinci.

Nhân vật đầu tiên được những người ủng hộ dự án tham vọng này để mắt đến là Leonardo da Vinci – một nhân vật kiệt xuất của Ý dưới thời Phục hưng. Ông là một họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến ​​trúc sư, nhạc sĩ, nhà khoa học, nhà toán học, kỹ sư, nhà phát minh, nhà giải phẫu học, nhà địa chất, nhà thực vật học và nhà văn. Ông là một bộ óc vĩ đại nhất mà thế giới từng biết đến. Tầm nhìn và những thứ ông làm vượt rất xa những người cùng thời khi đó.

Theo thông tin từ Đại học Utah, việc nhân bản một cơ thể sống đòi hỏi sử dụng một gen duy nhất để sao chép chuỗi DNA.

Tuy vậy, việc tìm ra mẫu mô của Leonardo da Vinci là một việc không hề đơn giản. Vị trí chính xác nơi đặt hài cốt của ông cho đến nay vẫn là một bí ẩn. Vào năm 1863, có báo cáo cho rằng ngôi mộ của ông đã được tìm thấy, nhưng sau đó đã được chuyển đến một tu viện ở làng Amboise, Pháp; Do hạn chế về trình độ công nghệ, các chuyên gia thời đó cũng không thể xác nhận di cốt này có thực sự là của Leonardo hay không?!.

Một nhóm các nhà sử học người Ý đã công bố khám phá ra một loạt các di vật bị thất lạc, thuộc về Da Vinci, trong đó có thể bao gồm DNA của vị thiên tài thời kỳ Phục hưng này.

Trước thông tin cho biết việc tìm kiếm mẫu mô và công nghệ nhân bản vô tính là khả thi, một bộ phận bày tỏ ý kiến tán thành dự án, họ tin rằng việc nhân bản sẽ giúp hồi sinh những bộ óc kiệt xuất giúp giải quyết nhiều vấn đề nhức nhối đang dần hủy diệt nền văn minh nhân loại.

Tuy nhiên, ngược lại, rất nhiều người bày tỏ hoài nghi về trình độ công nghệ và phản đối kịch liệt dự án này do liên quan đến vấn đề đạo đức. Đa số cho rằng việc nhân bản vô tính người là không thể chấp nhận được dưới bất kỳ hình thức nào. Quá trình này từ trước đến nay có tỷ lệ rủi ro vô cùng cao. Ở động vật, chỉ khoảng 1% số cá thể nhân bản sống sót, và ngay cả khi sống sót, chúng thường có sức khoẻ rất kém và dễ chết yểu. Việc cho phép điều tương tự xảy ra với bào thai người là một điều đáng sợ và không thể chấp nhận được.

Những nhà nghiên cứu tinh thần thì cho rằng con người không chỉ có thân xác thịt, mà còn có linh hồn, tính khí, tính cách, những yếu tố mang tính chất phi vật lý. Chính vì vậy, việc nhân bản thân thể có thể thành công nhưng cá nhân đó sẽ không thể có được trí tuệ và tài năng như người thật. Nếu tồn tại, họ chỉ như một cỗ máy xác thịt vô tri được điều khiển và không thể có cảm xúc, tình cảm như con người được.

Nghi Vân (t.h)

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 2

Xem thêm:

Chimera: “Nửa người nửa thú” không còn là truyền thuyết

Bác sĩ Trung Quốc thống khổ kể lại cảnh mổ cướp nội tạng sống kinh hoàng

Nghiên cứu luân hồi: Nhiều người kiếp trước từng là động vật chuyển sinh

“Cấy ghép nội tạng trẻ em”: tiết lộ bóng tối kinh hoàng tại Trung Quốc

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều