spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Trung Quốc lan truyền bảng xếp hạng “Nỗi thống khổ năm 2024”: nhẹ nhất là “thất nghiệp”

Gần đây, “Bảng xếp hạng Nỗi khốn khổ năm 2024” đang được lan truyền rộng rãi trên Internet ở Trung Quốc và nhận được sự đồng cảm từ đông đảo cư dân mạng. Nó cho thấy hàng loạt khó khăn mà nền kinh tế cũng như người dân Trung Quốc đang phải đối mặt.

Gần đây, “Bảng xếp hạng Nỗi khốn khổ năm 2024” đang được lan truyền rộng rãi trên Weibo – một trong những nền tảng mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc, bao gồm các cấp độ từ nhẹ nhất (1 sao) đến nặng nhất (9 sao):

1⭐: Thất nghiệp

2⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm

3⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Khoản vay mua nhà

4⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Khoản vay mua nhà + Nuôi con

5⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Khoản vay mua nhà + Nuôi con + Nợ nần

6⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Khoản vay mua nhà + Nuôi con + Nợ nần + Bị đòi nợ

7⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Khoản vay mua nhà + Nuôi con + Nợ nần + Bị đòi nợ + Bệnh tật

8⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Khoản vay mua nhà + Nuôi con + Nợ nần + Bị đòi nợ + Bệnh tật + Cha mẹ đổ bệnh

9⭐: Thất nghiệp + Không có tiền tiết kiệm + Khoản vay mua nhà + Nuôi con + Nợ nần + Bị đòi nợ + Bệnh tật + Cha mẹ đổ bệnh + Bị siết nhà

Bảng xếp hạng này đã nhận được sự đồng cảm lớn từ các cư dân mạng Trung Quốc, một số còn bổ sung như sau:

“Cấp độ 10⭐là: 9⭐+ Giá nhà đã giảm một nửa”.

“Cấp độ 11⭐là: 10⭐ + Nhà đã mua nhưng vẫn dang dở [do các dự án thiếu tiền nên ngừng thi công]”.

Có cư dân mạng bình luận: “Trước kia thấy bản thân không tìm được việc là đã thảm lắm rồi. Sau khi nhìn vào Bảng xếp hạng Nỗi khốn khổ năm 2024 này, hóa ra không tìm được việc lại là mức nhẹ nhất, chỉ có 1 sao”.

Trên mạng xã hội ở Trung Quốc, rất nhiều người nói rằng năm nay là năm tốt nhất trong 10 năm tới, cũng có rất nhiều cư dân mạng đồng tình với ý kiến này và hỏi: “Vậy phải làm sao?”.

Tỷ lệ thất nghiệp chỉ tăng không giảm

Kể từ năm 2000, số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc đã tăng lên theo hàng năm và tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn. Kéo theo đó là tình trạng khó tìm việc làm ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc tiếp tục ở mức cao và tăng lên theo từng tháng, từ tháng 1 đến tháng 6 năm ngoái lần lượt ghi nhận 17,3%, 18,1%, 19,6%, 20,4%, 20,8% và 21,3%. Kể từ tháng 4 năm ngoái, tỷ lệ này đã vượt mức 19,9% của tháng 7/2022, đồng thời thiết lập mức cao mới kể từ khi số liệu này được thu thập vào năm 2018.

Vào tháng 8 năm ngoái, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã tuyên bố sẽ ngừng công bố tỷ lệ thất nghiệp của những người trong độ tuổi từ 16 – 24.

Tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc gia tăng tháng thứ 3 liên tiếp
Sinh viên tốt nghiệp đại học tham dự hội chợ việc làm ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc vào ngày 10/8/2023. (STR/AFP via Getty Images)

Tới ngày 17/1 năm nay, chính quyền Trung Quốc lại tiếp tục công bố dữ liệu việc làm của thanh niên. Cụ thể, điều tra cho thấy tỷ lệ thất nghiệp trung bình tại các thành thị trên toàn Trung Quốc trong cả năm 2023 là 5,2%. Trong đó, nếu không tính những người đang học trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và sau đại học thì tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 16 – 24, từ 25 – 29 và từ 30 – 59 lần lượt là 14,9%, 6,1% và 3,9%.

Sau khi điều chỉnh phương pháp thống kê, những số liệu chính thức này cho thấy nền kinh tế Trung Quốc vẫn thiếu động lực phục hồi.

Hôm 18/3 và 20/3 vừa qua, Trung Quốc cho hay tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2 được khảo sát tại các thành thị trên cả nước này là 5,3%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với tháng trước đó. Đối với từng độ tuổi từ 16 – 24, từ 25 – 29 và từ 30 – 59 ở thành thị, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2 lần lượt là 15,3%, 6,4% và 4,2% (cũng không tính những người đang học trung học phổ thông, cao đẳng, đại học và sau đại học). Những con số này đều tăng so với lần công bố hồi tháng 1.

Ngày 16/4, ông Thịnh Lai Vận (Sheng Laiyun), Phó Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, cho biết xét từ tình hình quý I, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đã tăng nhẹ và cần nhận được sự quan tâm lớn hơn.

Cử nhân tài chính nợ nần chồng chất: Như đang bước xuống vực thẳm

Cư dân mạng “A Fu Dai” tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy ở phía đông Trung Quốc, hầu như đều cập nhật video mỗi ngày và kể về cuộc sống khó khăn của anh cùng gia đình.

Chủ tài khoản này tự giới thiệu, anh sinh năm 1997, đã tốt nghiệp đại học vào năm 2020. Dù học chuyên ngành tài chính nhưng sau khi tốt nghiệp anh lại làm trái ngành. Anh từng làm việc ở bộ phận bán hàng và mỗi một công việc sau đó đều không liên quan gì đến tài chính. Đã gần 4 năm kể từ khi tốt nghiệp đại học, anh vẫn chưa tiết kiệm được một đồng nào mà ngược lại, đang nợ nần chồng chất.

id14247181 fc4f8f8a65d00efc0b67024757c0ce0e
Anh “A Fu Dai” đến từ Hợp Phì, tỉnh An Huy có bằng cử nhân tài chính và vẫn đang thất nghiệp. (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 10/5, anh “A Fu Dai” cho biết bản thân hiện đang trong cảnh thất nghiệp, “đã hơn một năm nay tôi không có thu nhập cố định. Hàng ngày tôi phải làm những công việc lặt vặt để duy trì cuộc sống. Mỗi ngày áp lực lớn vô cùng, tôi phải gánh khoản vay thế chấp mua nhà, vay mua ô tô, phải nuôi con và khoản vay online. Thực sự không biết nên làm thế nào, cảm giác như đang từng bước từng bước xuống vực thẳm”.

“Rất áp lực, tôi làm việc 15 tiếng mỗi ngày và gắng gượng để duy trì cuộc sống. Số tiền kiếm được không đủ chi tiêu. Cả nhà trông cậy vào một mình tôi. Không chịu nổi nữa! Tôi cũng không có mặt mũi nào xin tiền bố mẹ hai bên gia đình, vì tiền sinh hoạt của họ cũng rất ít ỏi”.

Anh cho biết, con anh mới được vài tháng tuổi và vợ anh đang ở nhà chăm sóc con. Nuôi một đứa trẻ tốn rất nhiều tiền, trong tháng này họ đã tiêu hơn 6.000 nhân dân tệ (CNY) (khoảng 21 triệu VND); riêng tiền sữa bột, tã lót, v.v. đã tốn 2.000 – 3.000 CNY (7 – 10,5 triệu VND), còn phải mua cũi và các vật dụng khác.

id14247125 11ed84d309c9bd294c32bf967e762085
Anh “A Fu Dai” và con. (Ảnh chụp màn hình)

Vào tối ngày 10/5, “A Fu Dai” cho hay anh đã làm việc từ 8h sáng đến 11h tối và kiếm được 500 CNY (khoảng 1,8 triệu VND). Anh chưa ăn gì sau một ngày bận rộn và cảm thấy đói đến mức đau bụng. Lúc 11h đêm, anh mua một tô mì xào giá 10 CNY (khoảng 35 nghìn VND) ở chợ đêm.

“Không ngờ năm nay kiếm tiền lại khó đến thế! Nhiều lúc tôi cần người giúp đỡ trong công việc nên phải nhờ vợ ra ngoài làm cùng, [khi ấy] mẹ vợ sẽ tới chăm cháu”.

Anh này cho biết đã từng thử tìm một công việc ổn định nhưng lương thấp và còn không bằng công việc bán thời gian. Anh nói, nếu không mua nhà, việc nuôi con cũng sẽ không căng thẳng đến thế, áp lực trả nợ mua nhà quá lớn, anh rất hối hận vì đã mua nhà.

id14247511 a491b11b998a62e2879ad61c553fac86
Anh “A Fu Dai” trưng ra tin nhắn ngân hàng thúc giục trả nợ. (Ảnh chụp màn hình)

Từng có mức lương hàng năm 200.000 nhân dân tệ, nữ kỹ sư xây dựng cấp cao bỗng thất nghiệp từ năm ngoái

Tỷ lệ thất nghiệp chỉ tăng không hạ ở thanh niên Trung Quốc không chỉ là một cuộc khủng hoảng đối với giới trẻ, ngay cả một số chuyên gia đã làm việc nhiều năm trong nghề cũng không tránh khỏi.

Tài khoản “Jiading Chenma” ở Thượng Hải cho biết, cô và chồng đã dốc sức làm việc ở Thượng Hải từ năm 2012. Họ kết hôn và sinh con năm 2013. Mức lương hàng năm của cô là 200.000 CNY (hơn 700 triệu VND). Họ dự định mua một căn nhà ở Thượng Hải trong vòng 10 năm. Sau 7 năm nỗ lực, cuối cùng họ cũng tiết kiệm đủ tiền để mua nhà ở Thượng Hải.

Trong video đăng lên Internet, cô “Jiading Chenma” đã trưng ra tấm bằng thạc sĩ và các chứng chỉ khác như “Kỹ sư xây dựng cấp 1” (cấp cao nhất trong nghề này ở Trung Quốc).

id14247420 c1d7bebfacc16656a6b57f140cf296cd
Một nữ “kỹ sư xây dựng cấp 1” ở Thượng Hải từng có mức lương 200.000 CNY mỗi năm nhưng đã mất việc vào năm ngoái. Hiện cô rất khó tìm được việc khác. (Ảnh chụp màn hình)

Cô cho biết không ngờ mình lại thất nghiệp vào năm 2023. “Lúc đầu tôi nghĩ tìm việc sẽ rất dễ dàng, nhưng về sau tôi phát hiện ra không phải vậy. Hơn nữa, trong khi thời gian thất nghiệp của tôi kéo dài thì mâu thuẫn vợ chồng cũng dần nảy sinh. Vốn trước kia tôi còn đang nghĩ, hay là gác lại sự nghiệp để về chăm sóc gia đình, nhưng bây giờ xem ra…”.

Lập trình viên thất nghiệp 4 tháng, vẫn chưa tìm được việc

“Xiao Liu”, một lập trình viên ở tỉnh Quảng Đông, đăng video vào ngày 6/5 cho biết tính đến ngày hôm đó, anh đã thất nghiệp được 4 tháng 2 ngày. Trong thời gian thất nghiệp, anh đã nộp hồ sơ xin việc tại một số công ty con của Tencent (một trong những công ty đa phương tiện của Trung Quốc có doanh thu cao nhất thế giới dựa trên doanh thu) nhưng không qua được vòng phỏng vấn.

Sau Tết Nguyên đán, anh này đã nộp hồ sơ vào các công ty ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Thành Đô và nhận được một số cơ hội phỏng vấn nhưng đều thất bại ở vòng phỏng vấn đầu tiên hoặc thứ hai.

Anh cho biết, đến cuối tháng 3 và tháng 4, cơ hội phỏng vấn ngày càng ít đi. “Ngay cả khi bạn biểu hiện rất tốt, rất nhiều công ty cũng không nói gì sau cuộc phỏng vấn”.

id14247436 ac69c7e7c6b4812aea1781d686defe7d
Lập trình viên “Xiao Liu” trong video chia sẻ về bản thân. (Ảnh chụp màn hình)

Vào ngày 11/5, “Xiao Liu” đăng một video khác nói rằng anh đã thất nghiệp 4 – 5 tháng liên tiếp. Anh cho rằng trước tiên cần phải làm việc bán thời gian, chẳng hạn như làm việc 3 – 4 tiếng vào ban đêm, hoặc làm một công việc gì đó từ sau 4 – 5h chiều, để đảm bảo rằng hôm sau có thời gian xem xét, nộp hồ sơ, tham gia phỏng vấn, v.v.

“Xiao Liu” đã thất nghiệp trong nhiều tháng liền mà vẫn chưa tìm được việc làm, anh nói điều này có thể chứng tỏ rằng, thị trường việc làm của lập trình viên thực sự xấu. Tháng trước, anh đã trả thêm một tháng tiền thuê phòng. Anh cho hay, nếu tháng sau vẫn không tìm được việc làm thì anh sẽ ngừng thuê trọ và về quê tìm việc.

Bình luận: Bắc Kinh không có khả năng hoặc không sẵn lòng giải quyết các vấn đề kinh tế

Phần lớn các phương tiện truyền thông đều đưa tin, nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với ít nhất 8 vấn đề lớn: thị trường nhà đất ảm đạm, tiêu dùng yếu, giảm phát, nợ cao, lực lượng lao động suy giảm, vốn đầu tư nước ngoài tháo chạy, rào cản thương mại và suy thoái kinh tế.

Đài ABC tiếng Trung của Úc gần đây có bài viết “Nền kinh tế Trung Quốc đang tan rã với tốc độ không thể tưởng tượng được, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?”. Trong đó nói rằng, sự sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc đã trở thành một vụ nổ từ bên trong và thị trường chứng khoán rơi xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, các nhà đầu tư quốc tế đang rời bỏ quốc gia này.

Theo bài viết trên, “Tất cả những điều này không có gì đáng sốc, vì từ trước đại dịch, chính quyền Trung Quốc đã khiến nền kinh tế trượt dốc. Ngược lại, điều khiến các nhà quan sát và nhà đầu tư cảm thấy bị sốc là việc chính quyền Trung Quốc không có khả năng hoặc không sẵn lòng giải quyết những vấn đề này cũng như thực hiện các biện pháp khắc phục để giảm nhẹ tác động lên kinh tế”.

Theo NTDVN, The Epoch Times tiếng Trung

Vi sao co nhan loai 1

Xem thêm:

Thắt chặt kiểm soát: Cảnh sát Trung Quốc được phép kiểm tra điện thoại người dân bất cứ lúc nào.

Một tạp chí nhân quyền lên án việc tra tấn nữ tù nhân tàn khốc trong nhà tù Trung Quốc

Giới trẻ Trung Quốc đổ xô lên chùa luyện võ

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều