spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Điều khiến ĐCSTQ sợ hãi nếu cựu TT Trump trở lại Tòa Bạch Ốc

Một nguồn tin từ giới lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiết lộ rằng, giới chức Trung Quốc đang âm thầm chuẩn bị cho việc ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc và những khó khăn hơn nữa của mối bang giao Trung-Mỹ sẽ diễn ra trong thời gian sắp tới.

Điều khiến ĐCSTQ sợ hãi nếu cựu TT Trump trở lại Tòa Bạch Ốc| Tân Thế Kỷ
Cựu Tổng thống Trump đến gặp gỡ cử tri cơ sở tại một công trường ở Manhattan và được người dân nồng nhiệt chào đón vào sáng sớm ngày 25/04/2024.(Ảnh: Michael M. Santiago/Getty Images)

ĐCSTQ e ngại vị Tổng thống tóc vàng này. Một mặt, họ lo ngại ông Trump có thể lôi kéo Tổng thống Nga Putin, gây tổn hại cho “tình anh em” giữa ông Putin và lãnh đạo ĐCSTQ. Mặt khác, họ lo lắng cuộc chiến thương mại sẽ gây ra tổn thất nặng nề cho nền kinh tế đang suy yếu của Trung Quốc.

Khi ông Trump mãn nhiệm vào năm 2020, các hãng truyền thông chính thống của Trung Quốc như Tân Hoa Xã đã đăng dòng chữ trên mạng xã hội X (trước đây gọi là Twitter) để chúc mừng: “Cuối cùng cũng đi rồi, Donald Trump!”

Mặc dù một số quan chức Trung Quốc đùa cợt gọi ông Trump là “Trump Kiến quốc”, nhưng họ cho rằng việc ông Trump lên nắm quyền sẽ gia tăng sự hỗn loạn cho nền chính trị và xã hội, khiến mối quan hệ với các đồng minh của Hoa Kỳ trở nên xa cách, và tạo cơ hội cho Bắc Kinh.

Hôm thứ Ba (01/05), Wall Street Journal trích dẫn tin tức của những nhân sĩ thân cận giới lãnh đạo ĐCSTQ cho biết, nhìn chung họ cho rằng những nguy hại khi ông Trump tái đắc cử vượt quá bất kỳ lợi ích tiềm năng nào.

ĐCSTQ lo sợ cựu TT Trump lôi kéo ông Putin rời xa Bắc Kinh

Có thông tin về một số cơ quan của Trung Quốc bao gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại đầu tư, và Bộ Khoa học công nghệ đã chỉ định các quan chức đảm nhiệm việc quan sát  cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, và trọng điểm tập trung là chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Trong thời kỳ ông Biden nhậm chức Tổng thống, cùng với sự bùng nổ chiến tranh Nga-Ukraine và cuộc chiến ở dải Gaza, sự phân cực chính trị toàn cầu trở nên sâu sắc hơn, với một bên là châu Âu và Mỹ, một bên là Trung Quốc và Nga.

Bắc Kinh lo ngại rằng nếu ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử này, thì thế cục có thể bị đảo loạn.

Báo chí Trung Quốc dẫn lời nhân sĩ thân cận giới lãnh đạo của ĐCSTQ cho hay, một trong những lo lắng lớn của ông Tập Cận Bình, người đứng đầu ĐCSTQ, là liệu ông Trump có phá hoại “tình anh em” giữa ông ấy và ông Putin hay không. Trong thời gian cầm quyền, ông Trump từng nhiều lần muốn làm cho mối bang giao giữa Hoa Kỳ và Nga xích lại gần nhau hơn.

Ông Tập Cận Bình đã xây dựng được mối quan hệ cá nhân với ông Putin. Ông Tập có thể lo sợ rằng, nếu ông Trump có mối giao hảo với ông Putin, sẽ làm suy yếu mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow. Ở thời điểm hiện tại, Nga đang là bạn đồng hành quan trọng trong cuộc đối đầu của ông Tập với phương Tây.

Một số chuyên gia chiến lược nghiên cứu về những vấn đề của Trung Quốc cho biết, điều tệ hại hơn là, ông Trump có thể thực hiện chiến lược lôi kéo ông Putin, để thực hiện ý định khiến Nga quay ngược lại đối đầu với ĐCSTQ.

Thêm một trận chiến thương mại nữa?

Quan chức của ĐCSTQ gọi đó là trải nghiệm tồi tệ. Một vấn đề cấp bách là liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có bùng nổ một cuộc chiến thương mại khác hay không. Ông Trump từng nói rằng, nếu tái đắc cử, ông ấy có thể áp đặt mức thuế quan cao nhất đối với các thương phẩm nhập cảng từ Trung Quốc lên đến 60%.

Sau khi bất ngờ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ông Trump đã lật đổ chiến lược kinh tế hợp tác lâu dài của “Hoa Thịnh Đốn” với Trung Quốc.

Ban đầu, ông Tập Cận Bình phớt lờ những lời tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump. Nhưng vào đầu năm 2018, khi ông Trump bắt đầu áp đặt thuế quan lên [hàng hóa của] Trung Quốc, với ý muốn ép ĐCSTQ thay đổi hành vi kinh tế [có bàn tay] nhà nước điều hành, cứ mỗi lần áp đặt như vậy, ông Tập Cận Bình đều đáp trả bằng cách tương tự. Ông Tập tự tin rằng vị tổng thống xuất thân từ thương nhân này [tức ông Trump], cuối cùng sẽ phải nhượng bộ.

Sau đó là sự đối đầu không khoan nhượng [giữa hai bên], khiến tình thế liên tục leo thang. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, thuế quan thương phẩm nhập cảng từ Trung Quốc vào Hoa kỳ cuối cùng đã tăng lên gấp 4 lần, từ mức trung bình 3% lên 12%.

Ttruyền thông Trung Quốc thừa nhận, lâu nay lãnh đạo ĐCSTQ quen đóng vai trò là người khoa trương trong một mối quan hệ song phương. Nhưng bây giờ họ nhận ra rằng, họ buộc phải đối diện với một đối thủ thương mại không thể đoán trước, người không ngần ngại sử dụng các biện pháp cực đoan để ép ĐCSTQ phải nhượng bộ.

Một số nhân sĩ tiết lộ, trong cuộc họp kín với các viện nghiên cứu của Hoa Kỳ vào đầu năm nay, ông Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao) một quan chức ngoại giao cấp cao của ĐCSTQ, nói rằng “Trong thời gian ông Trump tại vị, chúng ta đã trải qua một đoạn thời gian tồi tệ.”

Những mức thuế quan do ông Trump áp đặt gây ra tổn thất kinh tế thực sự cho Trung Quốc. Một số nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng, nhìn nhận tổng quát, tổn thất GDP của Trung Quốc do cuộc chiến thương mại gây ra gấp ba lần tổn thất của Hoa Kỳ.

Điều quan trọng hơn là, lập trường cứng rắn của ông Trump đối với Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ ở Hoa Thịnh Đốn. Sau đó, việc này đã thúc đẩy hai đảng đạt được nhận thức chung, cho rằng chiến lược trước đây của Hoa Kỳ với Bắc Kinh là thất bại, và không khiến [nền kinh tế] Trung Quốc trở nên thị trường hóa hơn.

Tất nhiên, ông Trump cũng chưa thể thực hiện được mục tiêu chính của mình từ cuộc chiến thương mại này. Bắc Kinh đã không mua đủ số thương phẩm Hoa Kỳ như cam kết, cũng như không thực hiện các cải tổ căn bản trong chính sách kinh tế nội địa.

Ông Trump có cứng rắn với Trung Quốc hay không phụ thuộc vào các thành viên chủ chốt của ông.

Ông Trump có biện pháp cứng rắn với Trung Quốc hay không, và chính sách của ông có thể đi xa tới đâu phần lớn phụ thuộc vào việc ai sẽ là người tiến nhập vào “hạch tâm chính trị” của ông Trump.

Các quan chức cao cấp của ĐCSTQ đang cố gắng lôi kéo những lãnh đạo trong giới doanh nghiệp của Hoa Kỳ, tìm hiểu xem ai trong số họ sẽ trở thành thành viên trong nội các của ông Trump, và ý đồ khiến những người này khóa chặt chính sách đầu tư vào Trung Quốc.

Theo thông tin, ông Trump triệu tập cựu đại diện thương mại Robert Lighthizer để thảo luận về chính sách thương mại với Trung Quốc trong nhiệm kỳ thứ hai. Ông Lighthizer đã công khai chủ trương cắt đứt con đường của Bắc Kinh vào thị trường Hoa Kỳ, cũng như việc quốc gia này có được công nghệ và vốn đầu tư của Hoa Kỳ.

Ông Matthew Turpin, nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hoover, và từng là ủy viên của Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính phủ ông Trump, nói với báo giới rằng, nếu ông Trump tái đắc cử, “ngay ngày đầu tiên ông ấy sẽ hỏi về tiến độ thực hiện thỏa thuận giai đoạn một về thương mại đối với Trung Quốc như thế nào. Sau đó, ông ấy sẽ chỉ thị ông Lighthizer, đem công việc chưa hoàn thành trước đây mang đến, và tiếp tục làm.”

Ông Alexander Gray, cựu cố vấn an ninh quốc gia kiêm phó trợ lý tổng thống dưới thời TT Trump, bày tỏ ý kiến tương tự trong một cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo News vào đầu tháng Tư:

“Tôi dự đoán [nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump] sẽ có rất nhiều sự việc được tiếp tục. Những vấn đề từng khích lệ ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên, cũng sẽ tiếp tục khích lệ ông ấy”, ông Gray nói.

Ông Gray đã giúp chính phủ cựu TT Trump hình thành chính sách Á Châu. Ông cho biết, vấn đề ngoại giao lớn nhất mà ông Trump sẽ phải đối mặt trong nhiệm kỳ thứ hai vẫn sẽ là Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ông Gray cho biết, phương cách thương mại của Bắc Kinh hiện nay “còn ác độc hơn so với trước”, “vì vậy tôi tuyệt đối tin rằng thuế quan [đối với Trung Quốc] sẽ tăng mạnh, có thể lên đến 60%.”

Ngoài ra, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo dưới thời TT Trump cũng từng nói rằng ông để ngỏ việc tham gia chính phủ ông Trump lần thứ hai.

Ông Pompeo đã đăng hình ảnh trên mạng xã hội X (trước đây gọi là Twitter) hồi tuần trước, nói rằng ông đã gửi một số bản dịch tiếng Trung của cuốn sách hồi ký có nhan đề “Không Bao Giờ Nhượng Bộ” cho Đại sứ quán Trung Quốc, nhờ họ chuyển giao cho ông Tập Cận Bình.

Ông Tôn Vận (Sun Yun), giám đốc dự án Trung Quốc của Trung tâm Stimson tại Hoa Thịnh Đốn, nói rằng, nếu ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, không gian để tăng cường mối bang giao Mỹ-Trung sẽ bị phong tỏa – trong khi không gian giảm này sẽ là vực sâu không đáy.

“Bất kể nhiệm kỳ tiếp theo ai sẽ đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, chúng tôi hy vọng rằng phía Mỹ có thể có cùng tiếng nói với phía Trung Quốc”, Bộ Ngoại giao của ĐCSTQ cho biết trong một tuyên bố. Bộ này cho biết thêm rằng: “Chúng tôi kiên quyết phản đối tất cả những vị nào sử dụng vấn đề Trung Quốc cho mục đích bầu cử”.

BN 2 jpeg 1

Hoàng Nam (Theo bản dịch của Hoa Hưng từ Epoch Times Hoa ngữ).

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm:

Các nền kinh tế châu Á đang không tăng trưởng và cũng không gặp khủng hoảng

Làn sóng biểu tình trong khuôn viên các trường đại học và những thách thức mới cho TT Biden

‘Lời nguyền tuổi 35’ – thực tế cay đắng của xã hội Trung Quốc hiện tại

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều