spot_img
30 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Cấp cứu vì ‘Đông trùng Hạ Thảo ve sầu’

Tân Thế Kỷ – Trong thời gian gần đây, liên tiếp nhiều ca nhập viện cấp cứu do ngộ độc nấm. Loại nấm mà những người ngộ độc dùng phải thuộc chi “Đông trùng Hạ thảo”.

6 người nhập viện sau khi ăn nấm mọc từ xác ve sầu | Tân Thế Kỷ
Nhiều ca nhập viện cấp cứu do ngộ độc nấm từ xác ve sầu

Một loại nấm mọc từ ve sầu

Vào trưa 3/6, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp nhận 6 bệnh nhân có các dấu hiệu ngộ độc sau khi ăn một loại nấm màu đỏ mọc từ xác ấu trùng ve sầu. Trong đó, 5 bệnh nhân lớn tuổi được cấp cứu, điều trị tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, 1 bệnh nhi đang được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh.

Trước đó, ngày 29/5, Bệnh viện Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết 4 bệnh nhân ngộ độc do ăn nấm lạ vào bệnh viện cấp cứu, trong đó có 2 trường hợp nặng đã chuyển lên TP.HCM. Theo đó, 4 người này có ăn một loại nấm hái từ trên núi xuống trong bữa cơm trưa. Sau khi ăn vài phút thì tất cả bị mệt mỏi, đau bụng dữ dội.

6 người nhập viện sau khi ăn nấm mọc từ xác ve sầu - 2
Nhiều bệnh nhân có triệu chứng nguy hiểm sau khi ăn nấm

Theo lời kể một bệnh nhân, những ngày qua, tại địa phương có nhiều người đào nấm mọc từ xác nhộng ve sầu để bán vì lầm tưởng là thức ăn bổ dưỡng như đông trùng hạ thảo. Người thân trong gia đình anh cũng đi đào được hơn mười cây nấm màu đỏ mọc từ xác ấu trùng ve sầu quanh nhà và nấu cho 5 người trong nhà ăn.

TTK 3.3 02

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết ve sầu đẻ trứng vào trong đất, sau đó phát triển thành ấu trùng (hay còn gọi là nhộng ve sầu). Nhộng ve sầu nằm trong đất, có thể ở bên cạnh các bào tử nấm.

Những loài nấm này tấn công và sống ký sinh trên vật chủ, chúng sẽ thay thế các mô của vật chủ và mọc ra các thân cây dài. Các loại nấm này sẽ hút chất dinh dưỡng từ vật chủ khiến vật chủ chết và phát triển lớn lên bên ngoài của cơ thể vật chủ. Chính vì vậy, chúng có tên gọi là “đông trùng hạ thảo”.

Không phải loại “Đông trùng Hạ thảo” nào cũng dùng được

Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết (Bộ môn Dược học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết có rất nhiều loại nấm khác nhau nằm trong chi Cordyceps (tức là chi nấm của đông trùng hạ thảo), tuy nhiên không phải loại nào cũng dùng được, thậm chí một số loại còn có độc tính.

Hiện nay hai loại nấm được sử dụng chủ yếu là C. sinensis (mọc tự nhiên ở Tây Tạng) và C.militaris. Các loại nấm này lại có thể ký sinh trên nhiều giá thể khác nhau và cũng có thể tạo ra độc tính. Ví dụ, tại Việt Nam theo ước tính có đến trên 60 loại côn trùng mà nấm này có thể ký sinh.

Các chuyên gia khuyến cáo, “…người dân không nên tự hái nấm về sử dụng, bởi có thể ăn phải loại có độc tính…”

Tùy theo loại nấm ký sinh trên vật chủ, mà nấm có lợi cho sức khỏe con người hay là nấm độc. Do đó, nó có thể là thức ăn bổ dưỡng theo bài thuốc đông y; hoặc gây độc cho con người, như trong trường hợp bệnh nhân ở trên.

Bác sĩ Ngân khuyến cáo, người dân khi gặp xác nhộng ve sầu, có thể nhầm lẫn là thức ăn bổ dưỡng đông trùng hạ thảo, thì tuyệt đối không nên ăn. Muốn sử dụng đông trùng hạ thảo, cần phải có chuyên gia hiểu biết về đông trùng hạ thảo tư vấn.

BN 1 jpeg

Đổ xô đi hái nấm từ xác ve sầu

Một bệnh nhân cho biết gần đây nấm mọc từ xác nhộng ve sầu đang được ưa chuộng nên người dân đổ xô đi hái. Nấm bán được giá 70.000 đồng/kg và nhiều người cho rằng nấm này giống như đông trùng hạ thảo nên rất quý.

Được biết, nấm mọc từ xác nhộng ve sầu có màu đỏ nhạt, thân nhỏ. Sau khi ăn, những người có biểu hiện nôn ói, đau bụng, tiêu chảy cần được đưa vào cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Thực hư Đông trùng hạ thảo ve sầu ?

Đông trùng hạ thảo ve sầu được nhiều ngưới săn lùng để sử dụng cũng như với mục đích thương mại. Tuy nhiên không không phải ai cũng có đủ kiến thức về loại đông trùng khô trên ve sầu này. Do có nhiều sự nhầm lẫn với loại nấm ký sinh trên xác của ve. Đây là sự nhầm lẫn nguy hiểm và gây ra tình trạng ngộ độc khi dùng.

Cấp cứu vì 'Đông trùng Hạ Thảo ve sầu' | Tân Thế Kỷ

Đông trùng hạ thảo từ xác ve sầu

Đông trùng hạ thảo ve sầu là sự kết hợp giữ ấu trùng (ve sầu) và bào tử nấm Cordyceps kí sinh. Loài ve hằng năm xuất hiện lên mặt đất 1 lần để tìm kiếm bạn đời và sinh sản. Trong thời điểm này, các bào tử nấm Cordyceps bắt đầu sinh sống trên ấu trùng ve.

Khi mùa đông đến, các chú ve bắt đầu quay lại mặt đất để ngủ đông. Các bào tử nấm lúc này phát triển dần, hút các chất dinh dưỡng của ve để trưởng thành. Hè sang, trùng thảo hình thành từ quá trình ký sinh và phát triển của bào tử nấm ở ấu trùng ve sầu.

Loài ve sầu “có sừng”

Theo nguồn tin từ chuyên gia, ăn ve sầu phân ra làm 2 nhóm gây ngộ độc như sau:

Nhóm thứ 1: Ve sầu có ký sinh trùng như vi khuẩn, các loại nấm độc. Khi dùng loại này gây ra ngộ độc nặng nề, mạch đập nhanh, gây ảo giác, lơ mơ, thần kích rối loạn. Thậm chí dẫn đến trụy mạch, bệnh nhân mở mắt nhưng lúc tỉnh lúc mê.

Nhóm thứ 2: Những con ve sầu sinh sống tại vùng có cây thầu dầu, cây cỏ lào. Nhựa của các loại cây này bám lên xác ve, không bị phân tán trong điều kiện nhiệt độ thường. Đều có nguy cơ nhiễm độc.

Đặc biệt những loại ve sầu “mọc sừng” nhìn bằng mắt rất giống đông trùng hạ thảo. Thực chất đây là loài nấm gyrommitrin. Chu kỳ phát triển giống như nấm Cordyceps. Đây là nhóm nấm độc sống ở bụng ve sầu, lây sang ấu trùng ve trong mùa sinh sản. Vào mùa mưa, chúng nhô lên mặt đất.

Loài ve sầu mọc sừng gây độc có hình dáng giống nhung hươu màu đỏ thẫm, lúc này thân ve đổi chuyển thành màu trắng, sờ vào mềm xốp. Đầu ve mọc lên từ 1 đến 5 cọng Phần thân nấm phình ra.

Vũ Nam tổng hợp.

Xem thêm:

Đông Y: Mùa hè nên dưỡng “Tâm”

Kinh lạc: Vì sao người xưa biết trong khi giải phẫu tìm không thấy?

WHO cảnh báo đại dịch ‘thậm chí nguy hiểm hơn’ COVID-19 đang đến

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều