spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Fitch Ratings hạ xếp hạng tín dụng của chính phủ Hoa Kỳ

Tân Thế Kỷ – Hôm thứ Ba (1/8), cơ quan xếp hạng Fitch Ratings đã hạ xếp hạng tín dụng hàng đầu của chính phủ Hoa Kỳ từ hạng AAA cao nhất xuống AA+. Động thái này đã thu hút phản ứng giận dữ từ Nhà Trắng và khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên, bất chấp việc chính phủ nước này đã giải quyết cuộc khủng hoảng trần nợ hai tháng trước.

Fitch Ratings hạ xếp hạng tín dụng của chính phủ Hoa Kỳ
Ngày 1/8/2023, Fitch Ratings đã hạ xếp hạng tín dụng của Hoa Kỳ từ AAA xuống AA+. Ảnh: AP/Henny Ray Abrams

Fitch đã hạ bậc xếp hạng của Hoa Kỳ từ hạng cao nhất xuống AA+, với lý do tình hình tài chính suy thoái trong ba năm tới và các cuộc đàm phán trần nợ lặp đi lặp lại có thể đe dọa khả năng thanh toán các hóa đơn của chính phủ.

Fitch cho biết: “Các bế tắc chính trị liên tục về giới hạn nợ và các nghị quyết vào phút cuối đã làm xói mòn niềm tin vào việc quản lý tài chính”.

“Ngoài ra, chính phủ thiếu khung tài chính trung hạn, không giống như hầu hết các nước khác, và có một quy trình lập ngân sách phức tạp”.

Quyết định này đã mô tả sự phân cực chính trị ngày càng tăng và những bế tắc lặp đi lặp lại của Washington về chi tiêu và thuế có thể khiến người nộp thuế ở Hoa Kỳ phải trả giá đắt. Đồng thời, nó cũng ngụ ý rằng trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ là một khoản đầu tư rủi ro hơn so với trước đây và do đó sẽ làm tăng chi phí vay nợ của chính phủ.

Fitch dự báo thâm hụt chung của chính phủ sẽ tăng lên 6,3% GDP vào năm 2023, tăng từ mức 3,7% vào năm 2022, do doanh thu liên bang giảm theo chu kỳ, các sáng kiến ​​chi tiêu mới và gánh nặng lãi suất lớn hơn.

Đây là lần thứ hai trong lịch sử quốc gia này bị hạ xếp hạng tín nhiệm. Năm 2011, cơ quan xếp hạng Standard & Poor’s đã tước xếp hạng AAA của Hoa Kỳ sau một cuộc chiến kéo dài về giới hạn vay của chính phủ.  Trong một báo cáo năm 2012, Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ Hoa Kỳ ước tính – sự bế tắc ngân sách năm 2011 đã làm tăng chi phí vay của Kho bạc lên 1,3 tỷ USD trong năm đó.

BN 3 jpeg 2

Động thái trên của Fitch đã gây ra một số tranh luận.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết trong một tuyên bố “Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với quyết định này”.

Cô Jean-Pierre cho biết thêm: “Việc hạ bậc xếp hạng của Hoa Kỳ vào thời điểm Tổng thống Biden đã mang lại sự phục hồi mạnh mẽ nhất so với bất kỳ nền kinh tế lớn nào trên thế giới là bất chấp thực tế”.

Larry Summers, Bộ trưởng Tài chính dưới thời Tổng thống Bill Clinton, đã phản ứng với quyết định xếp hạng của Fitch trên Twitter như sau: “Hoa Kỳ phải đối mặt với những thách thức tài chính dài hạn nghiêm trọng. Nhưng quyết định hạ bậc tín nhiệm của Mỹ của một cơ quan xếp hạng tín dụng ngày hôm nay – khi nền kinh tế có vẻ mạnh hơn dự kiến, là điều kỳ lạ và không phù hợp”.

Nhà kinh tế học Mohamed A. El-Erian cũng cho biết trên Twitter: “Tôi rất bối rối về nhiều khía cạnh của thông báo này, cũng như về thời điểm đưa ra”…”Nhìn chung, thông báo này có nhiều khả năng sẽ bị bác bỏ hơn là có một tác động đột phá lâu dài đối với nền kinh tế và thị trường của Hoa Kỳ”.

Maya MacGuineas, chủ tịch Ủy ban Ngân sách Liên bang có trách nhiệm, viết trong một tuyên bố rằng: “Việc hạ bậc hôm nay sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh – chúng ta cần sắp xếp lại nền tài chính và chính trị của đất nước mình”. “Nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn mạnh, nhưng chúng ta đang trên một quỹ đạo không bền vững.”

Các quan chức chính quyền Biden cũng chỉ trích mạnh mẽ động thái của Fitch. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết quyết định đó là “tùy tiện” và “dựa trên dữ liệu lỗi thời.”

“Thay đổi do Fitch Ratings công bố hôm nay là tùy ý và dựa trên dữ liệu lỗi thời. Mô hình xếp hạng định lượng của Fitch đã giảm rõ rệt từ năm 2018 đến năm 2020 – nhưng Fitch hiện đang thông báo về sự thay đổi của mình, bất chấp những tiến bộ mà chúng tôi thấy trong nhiều chỉ số mà Fitch dựa vào để đưa ra quyết định ” – bà Yellen cho biết trong tuyên bố.

“Quyết định của Fitch không thay đổi điều mà người Mỹ, nhà đầu tư và mọi người trên toàn thế giới đã biết: rằng chứng khoán Kho bạc vẫn là tài sản thanh khoản và là (công cụ tài chính) an toàn toàn ưu việt của thế giới, đồng thời nền kinh tế Hoa Kỳ về cơ bản là vững mạnh”.

Hoàng Dung (t/h)

Theo The Epoch Times, AP

Xem Thêm:

Fed tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 22 năm

FED nói lãi suất có thể tiếp tục tăng, giới chuyên gia lại không mấy tin

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

 

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều