spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Lá thư 86 chữ của Gia Cát Lượng gửi con trai, gói trọn trí tuệ hơn 1800 năm trước tới nay vẫn còn nguyên giá trị

Tân Thế Kỷ (TTK) – Cuộc đời Gia Cát Lượng dường như là được viết nên bởi các truyền kỳ. Những truyền kỳ về Gia Cát Lượng đã tạo nên một trang sử huy hoàng, hoa lệ thời Tam Quốc. Để có thể sống yên ổn trong xã hội đầy biến động này, để tìm được sức mạnh vượt qua nghịch cảnh cuộc sống, hãy ghi nhớ 9 bài học này từ bậc thầy Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, là nhà tiên tri vĩ đại của Trung Hoa, là thừa tướng, công thần khai quốc, nhà chính trị, nhà ngoại giao, chỉ huy quân sự tài ba, nhà giáo dục, và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật nổi tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc.

Nhắc tới Gia Cát Lượng, nhân vật lừng lẫy này có lẽ ai cũng từng nghe qua một lần. Ông được ca ngợi là một vị tướng tài đức, có trí tuệ đỉnh cao trong lịch sử Trung Quốc. Những gì ông để lại cho hậu thế là vô giá, đặc biệt trong một bức thư viết gửi cho con trai mình, ông đúc kết ngắn gọn 9 điều về việc học làm người khiến ai cũng phải suy ngẫm.

Lá thư tinh tuý hàm chứa đạo lý làm người 

Thư Gia Cát Lượng gửi con trai:

“Nết người quân tử, tĩnh để tu thân, kiệm dùng dưỡng đức.

Không đạm bạc chí chẳng sáng soi, không tĩnh tâm tiến xa chẳng nổi.

Học cần tâm tĩnh, tài cần phải học.

Không học, tài chẳng mở mang, không chí, chẳng thành nghiệp học.

Biếng nhác ắt chẳng thể tinh thông, nóng nảy sao tu thành tâm tính.

Tháng ngày vùn vụt, ý chí qua đi, thân đã già nua, chưa hiểu sự đời.

Nhà rách sầu bi, hối thì đã muộn”.

new project 36 2
Ông đúc kết ngắn gọn 9 điều về việc học làm người khiến ai cũng phải suy ngẫm. – Ảnh minh họa – Nguồn: Vandieuhay.net

Nguyên văn:

Phù quân tử chi hạnh, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức.

Phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn.

Phù học tu tĩnh dã, tài tu học dã.

Phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học.

Đãi mạn tắc bất năng lệ tinh, hiểm táo tắc bất năng trị tính.

Niên dữ thời trì, ý dữ tuế khứ, toại thành khô lạc, đa bất tiếp thế.

Bi thủ cùng lư, tương phục hà cập!

Để có thể sống yên ổn trong xã hội đầy biến động này, để tìm được sức mạnh vượt qua nghịch cảnh cuộc sống, hãy ghi nhớ 9 bài học này từ bậc thầy Gia Cát Lượng.

Những bài học ẩn chứa phía sau lá thư 86 chữ của Gia Cát Lượng

Sức mạnh của sự im lặng

“Tu thân nhờ tĩnh, không tĩnh không tiến xa”.

Gia Cát Lượng khuyên con cháu chỉ có tĩnh lặng mới có thể tu thân dưỡng tính, nội tâm bình yên mới có thể tiến xa được.

Trên đời này, không có nấc thang nào một bước lên trời, cũng không có thành công nào đạt được trong một sớm một chiều. Tất cả thành công đều được tôi luyện từ từ trong quá trình tích lũy dần dần.

Lúc này, sự tĩnh lặng đặc biệt quan trọng. Người nóng nảy không đợi được hoa nở, cũng không đợi được trời quang. Chỉ có tâm tĩnh lặng mới có thể làm chủ được lòng mình, nhìn rõ con đường phía trước trong màn sương mù suốt những năm dài đằng đẵng.

Sức mạnh của sự tiết kiệm

“Tiết kiệm để tu thân tích đức”.

Gia Cát Lượng khuyên người trẻ nên sớm học cách tiết kiệm để tu thân tích đức.

Những thứ hào nhoáng bên ngoài mang lại sự thích thú nhất thời nhưng khiến con người mù quáng có cho bằng được và trở thành nô lệ của nó. Biết cách tiết kiệm không chỉ có nghĩa là kiềm chế được ham muốn tiêu xài phung phí, mà còn hiểu đâu là nhu cầu thực sự quan trọng trong cuộc sống, biết phân biệt được cái nào nên ưu tiên.

Trong trường hợp thu nhập hạn chế, điều khôn ngoan là tiêu tiền đúng lúc đúng chỗ, sống một cuộc sống đơn giản, tiết kiệm.

Sức mạnh của sự thờ ơ

“Thờ ơ, tĩnh lặng trước mọi cám dỗ”.

Gia Cát Lượng từng nói, nếu một người không xem nhẹ danh lợi trước mặt thì sẽ không có chí hướng rõ ràng, nếu không thể bình tĩnh và tập trung vào việc học thì sẽ không thể đạt được những mục tiêu cao cả.

Khi thờ ơ trước sự cám dỗ, kìm chế được ham muốn của mình, có trái tim trong sáng, tâm hồn lương thiện, dù cuộc sống bình thường vẫn trọn vẹn niềm vui mỗi ngày, thong dong sống qua ngày.

Sức mạnh của việc học

“Học trong im lặng thì mới thành tài”.

Gia Cát Lượng khuyên trẻ em nên được học tập trong môi trường yên tĩnh, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc học của chúng. Ông luôn tin tài năng của một người là kết quả của sự chăm chỉ.

Học tập là con đường duy nhất để trẻ em trở thành một người tài năng, chỉ có dựa vào việc học liên tục thì mới tiến xa được.

Sức mạnh của sự quyết tâm

“Một người không thể khai phá tài năng của mình nếu không chịu học hỏi và không thể học hỏi nếu không có tham vọng”.

Gia Cát Lượng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có hoài bão trong học tập. Muốn đạt được mục tiêu đề ra thì phải hạ quyết tâm.

ntdvn gia cat luong 2 chuan
Để có thể sống yên ổn trong xã hội đầy biến động này, để tìm được sức mạnh vượt qua nghịch cảnh cuộc sống, hãy ghi nhớ 9 bài học này từ bậc thầy Gia Cát Lượng. – Ảnh minh họa. – Nguồn: ĐKN

Trong quá trình học, sự quyết tâm và kiên trì là rất quan trọng, bởi nếu không có ý chí thì sẽ một người rất dễ bỏ cuộc giữa chừng.

Sức mạnh của tốc độ

“Nếu hay trì hoãn, bạn sẽ không thể thúc đẩy bản thân tiến lên”.

Khi một người có thói quen trì hoãn trong mọi việc, họ sẽ chẳng thúc đẩy bản thân tiến nhanh được. Thời đại máy tính là thời đại của tốc độ, mọi thứ đều hướng đến hiệu quả và trí tuệ.

Trên thế giới này có 2 kiểu người, một là những người âm thầm nỗ lực trong đêm tối để thay đổi thế giới, hai là những người thức dậy đã thấy thế giới thay đổi.

Sức mạnh của tính cách

“Kiêu ngạo phá hỏng tất cả”.

Gia Cát Lượng cảnh báo mọi người không nên quá nóng nảy, nó có thể phá hỏng hết mọi thứ.

Suy nghĩ ảnh hưởng đến hành vi, hành vi ảnh hưởng đến thói quen, thói quen ảnh hưởng đến tính cách và tính cách ảnh hưởng đến vận mệnh.

Có quá nhiều người hay nóng nảy và bồn chồn, nhưng càng nóng nảy thì họ càng mù quáng tiến về phía trước, càng dễ đánh mất chính mình. Ham muốn quá lớn, lo lắng về được và mất khiến họ quên mất mục đích ban đầu khi làm một việc nào đó.

Vậy nên tốt hơn hết là ngay từ sớm cha mẹ nên làm gương cho con mình, bớt nóng nảy, bình tĩnh lại một chút, con cái sẽ thay đổi dựa trên sự thay đổi của chính cha mẹ mình.

Sức mạnh của thời gian

“Thời gian trôi nhanh, ý chí sẽ dần bào mòn theo thời gian”.

Một năm có 4 mùa, dù 4 mùa có thể lặp lại nhưng cuộc đời của một người đã trôi qua rồi thì không thể quay trở lại. Cuộc đời tưởng dài lại hóa ngắn, cứ ngỡ hôm nay sẽ có ngày mai, sau ngày mai sẽ có ngày kia, nhưng đôi khi bỏ lỡ một thứ nào đó thì cả đời sẽ không lấy lại được.

Vì thế, hãy biết trân quý thời gian mình có, cố gắng phấn đấu hoàn thiện bản thân mỗi ngày trở nên tốt hơn.

Sức mạnh của nỗi buồn

“Nhiều người lạc lõng giữa thế giới, buồn bã cả ngày dài”. Khi một người cảm thấy không được kết nối với thế giới, thường than thở về mọi thứ trong cuộc sống, lúc nào cũng cảm thấy buồn, nhưng rốt cuộc điều đó chẳng có ích lợi gì.

Cổ nhân Trung Quốc có câu: “Bình tĩnh sẵn sàng đối mặt nguy hiểm, nghĩ đến cũng phải vào tư thế sẵn sàng”

Chuẩn bị một chiếc ô vào ngày nắng để bạn có thể bình tĩnh đối mặt với nó khi trời mưa, dự trữ một số vật dụng vào những lúc bình thường để giải quyết nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ khủng hoảng. Con đường phía trước còn dài và chỉ bằng cách đề phòng, chúng ta mới có thể đi suôn sẻ hơn.

Gia Cát Lượng viết cho con cháu một bức thư đơn giản chỉ với 86 chữ nhưng nội hàm giáo dục lại bác đại tinh thâm. Đến nay, bức thư ngắn viết từ hơn 1800 năm trước này vẫn còn nguyên giá trị. Khi còn trẻ, chúng ta thường nghe câu: “Trí tuệ chân chính sẽ trường tồn theo thời gian, càng lâu càng có giá trị.” Câu nói này càng nghe càng thấy đúng!

 Tịnh Yên (t/h)
Nguồn tham khảo: Cafef.vn

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 14

Nếu bạn có con, hãy tặng chúng “3 bùa hộ mệnh” để suốt đời hưởng phúc

Tìm lại bản tính thiện lương ban sơ của mỗi chúng ta qua cuốn ‘Tam Tự Kinh’

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều