spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Vị vua đầu tiên lấy vợ Tây, 2 lần lên ngôi, trị vì 38 năm trong sử Việt là ai?

Tân Thế Kỷ – Lê Thần Tông là vị vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam có nhiều người vợ có các quốc tịch khác nhau, trong đó có một người phương Tây. Ông 2 lần lên ngôi và trị vì 38 năm. 
chuyen-it-biet-ve-vi-vua-len-ngoi-2-lan-va-lay-vo-tay
Tượng vua Lê Thần Tông ở chùa Mật Sơn, Thanh Hóa. Ảnh tư liệu

Triều đại nhiều đời vua trị vì nhất lịch sử phong kiến Việt Nam

Hậu Lê là triều đại có nhiều đời vua nhất Việt Nam với tổng cộng 26 vị. Trong đó, nhà Lê sơ 10 vua (có tài liệu chép 11 vua) và nhà Lê trung hưng có 16 vua.

Theo Lược sử Việt Nam ghi chép lại, 10 vị vua nhà Lê sơ thuộc 6 thế hệ bao gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng. Đây là thời kỳ các vua nhà Lê nắm trọn quyền hành, cũng là thời kỳ vĩ đại, hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam. Một số tài liệu chép nhà Lê sơ trải qua 11 đời vua. Vị vua còn lại được nhắc đến là Lê Nghi Dân, lên ngôi sau khi lật đổ Lê Nhân Tông. Nhưng chưa tròn một năm, ông bị các đại thần lật đổ vì cho rằng không có tài cán và mang tội phản nghịch. Sau đó, ông bị giáng làm Lệ Đức hầu và sử sách thường không coi ông là vị quân chủ chính thống của nhà Hậu Lê.

16 vị vua nhà Lê trung hưng gồm: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Đế Duy Phương, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).

Le Than Tong anh 2
Tái hiện lễ ban quạt thời Lê Trung hưng tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: VOV.

Vị vua “vô tiền khoáng hậu” trong sử Việt

Lê Thần Tông tên húy là Lê Duy Kỳ, vị vua thứ sáu của nhà Lê Trung hưng. Ông là vị vua duy nhất của Đại Việt hai lần lên ngôi, cũng là người Việt đầu tiên lấy vợ Tây phương. Song những “kỷ lục” tương tự như thế này của ông còn nhiều nữa, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Vị vua Việt đầu tiên lấy vợ Tây, 2 lần lên ngôi trong lịch sử, trị vì 38 năm là ai? - Ảnh 1.
Ngoài bà Orona người Hà Lan, vua Thần Tông còn lấy thêm 3 người vợ khác có quốc tịch nước ngoài (Ảnh DV)

Hoàng tử Lê Duy Kỳ sinh ngày 19 tháng 11 âm năm Đinh Mùi (1607). Ông là con vua Lê Kính Tông và hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trinh, cũng là cháu nội của vua Lê Thế Tông và cháu ngoại của Trịnh Tùng.

Lê Duy Kỳ sinh ra và lớn lên khi cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều cơ bản chấm dứt. Chính ông ngoại cậu là người có công đoạt lại kinh thành Thăng Long từ tay nhà Mạc, đẩy tàn dư của dòng họ này lên phía bắc. Nhờ đó Trịnh Tùng thâu tóm quyền lực về mình, vua Lê dần dần mất thế.

Điều này đã khiến vua cha Kính Tông bất bình, nhà vua câu kết với người con thứ của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân định lật đổ chúa. Việc không thành, tháng 5 năm 1619, ông ngoại Trịnh Tùng buộc vua cha Kính Tông thắt cổ chết, rồi lập Lê Duy Kỳ lên ngôi, tức Lê Thần Tông. Khi ấy nhà vua mới 12 tuổi.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua sống mũi cao, mặt rồng, thông minh, học rộng, mưu lược sâu, văn chương giỏi, đáng khen là bậc vua giỏi”. Làm vua được 25 năm, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con trai 13 tuổi là Lê Duy Hựu (hiệu là Chân Tông) và trở thành Thái thượng hoàng. Tuy nhiên, ở ngôi chỉ được sáu năm thì Lê Chân Tông ốm, qua đời. Thái thượng hoàng Thần Tông trở lại làm vua lần thứ hai. Lần này, ông giữ ngôi đến khi lâm bệnh và qua đời. Thời gian giữ ngôi thêm 13 năm.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vào năm Canh Ngọ 1630… vua lấy con gái Vương (Trịnh Tráng) là Trịnh Thị Ngọc Trúc, lập làm hoàng hậu. Trước, Ngọc Trúc lấy người bác họ của Vua là Cường quận công Lê Trụ, sinh được 4 con. Khi ấy, Lê Trụ bị giam, Vương đem Ngọc Trúc gả cho Vua. Triều thần là Nguyễn Trực, Nguyễn Danh Thế nhiều lần dâng sớ can. Vua không nghe mà nói rằng: “Xong việc thì thôi, lấy gượng vậy”. Trong cuốn Tường trình về Đàng Ngoài (Historie du Royaume de Tunquin), linh mục người Pháp Alexandre de Rhodes chép nhiều việc về thời Lê – Trịnh. Trong đó có đoạn cho biết người vợ thứ 6 của vua Lê Thần Tông là cung phi người Hà Lan. Bà tên là Orona, con gái của toàn quyền Hà Lan ở Đài Loan, Trung Quốc. Sách này cũng ghi việc chúa Đàng ngoài đã cầu cứu các thương gia người Hà Lan khi ấy đã chiếm đóng Java (Indonesia), xin cung cấp cho một số tàu tròn… Người Hà Lan đã đồng ý ngay vì biết vua chúa Đàng ngoài cần những tàu đó để tiến đánh chúa Đàng trong.

Vị vua Việt đầu tiên lấy vợ Tây, 2 lần lên ngôi trong lịch sử, trị vì 38 năm là ai? - Ảnh 2.
Ảnh họa những người vợ của Vua Lê Thần Tông (Ảnh DV)

Sử sách Việt ghi chép lại, vua Lê Thần Tông có 6 người vợ chính thức. Ngoài bà Orona người Hà Lan, vua Thần Tông còn lấy thêm 3 người vợ khác có quốc tịch nước ngoài. Trong đó, vợ thứ 2 là người Xiêm (Thái Lan), thứ 4 là người Hán (Trung Quốc), thứ 5 là người Ai Lao (Lào).

Dưới triều vua Lê Thần Tông, việc triều chính đều do chúa Trịnh định đoạt cả. Có lẽ, trong suốt nhiều năm ở ngôi vua, chịu nhiều áp chế, ông cũng có lúc giống vua cha Kính Tông, từng có ý phản kháng, đoạt lại quyền hành cho họ Lê. Nhưng vì Trịnh Tùng là ông ngoại, Trịnh Tráng vừa là cậu, lại vừa là cha vợ, nên ông khó có thể chống lại họ.

Cũng chính vì thế mà trong “chính sách” của nhà Trịnh, các đời chúa thường lập các vua Lê còn nhỏ tuổi để dễ điều khiển, lại gả con gái cho họ để có thêm sự ràng buộc về thân tộc, khiến họ không dám có ý này khác…

Nghi Vân (t/h)

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 18

Xem thêm:

Nhà thư pháp vĩ đại nhất lịch sử Trung Hoa được Thần tiên dạy viết chữ, để lại tác phẩm giá trị ngàn đời

Đối mặt với thời kỳ khó khăn: Bài học từ những người sáng lập Hoa Kỳ 

Cuộc đời phi thường của Vũ Huấn – người ăn mày xây trường nghĩa học

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều