spot_img
30 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Bao nhiêu người trong chúng ta thật sự hiểu về “Nam tả nữ hữu”?

Tân Thế Kỷ “Nam tả nữ hữu” trong văn hóa truyền thống của các nước Á Đông, chính là coi bên trái là nam và bên phải là nữ. Tại một số nghi lễ, hội họp dòng họ, hay cách sắp xếp bàn thờ. Tập tục này có quan hệ vô cùng mật thiết với lý niệm của người xưa.

Theo truyền thuyết, sau khi Bàn Cổ, vị Thần khai thiên tịch địa qua đời, các bộ phận cơ thể và nội tạng của ông biến thành mặt trời, mặt trăng, các vì sao, núi, sông, hồ, vạn vật trên trái đất và tất cả sự sống. Cuốn sách “Ngũ vận lịch niên ký” được viết bởi Từ Chỉnh trong thời kỳ Tam Quốc, nói rằng, mặt trời và mặt trăng được tạo thành từ hai con mắt của Bàn Cổ. Thần Mặt trời là mắt trái của Bàn Cổ và Thần Mặt trăng là mắt phải của Bàn Cổ. Đây là nguồn gốc của phong tục “nam bên trái, nữ bên phải – nam tả, nữ hữu”.

namhuu2
Tại các nghi lễ truyền thống, quy tắc “Nam tả nữ hữu” được áp dụng một cách chặt chẽ. Ảnh minh họa

Phong tục này cũng gắn liền với triết lý trong văn hóa truyền thống. Người ta xem hai mặt đối lập trong mọi thứ là âm và dương. Nó tập trung vào việc sắp xếp vị trí nam và nữ trong các hoạt động nghi lễ, trong cuộc sống hàng ngày và cả trong việc bài trí không gian.

Tại các nghi lễ truyền thống, quy tắc “Nam tả nữ hữu” được áp dụng một cách chặt chẽ. Nam giới thường được đặt ở vị trí cao hơn, ưu tiên và được coi là người đại diện cho gia đình và xã hội. Trong khi đó, nữ giới có vị trí thấp hơn, nhưng cũng được coi là một yếu tố quan trọng và không thể thiếu. Qua việc sắp xếp này, quy tắc “Nam tả nữ hữu” góp phần xây dựng một không gian nghi lễ cân đối và hài hòa, phản ánh sự kết hợp của hai giới tính trong xã hội.

Ngoài nghi lễ truyền thống, quy tắc “Nam tả nữ hữu” cũng được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Nam giới thường được xem là người chịu trách nhiệm chính trong gia đình, đảm nhận vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng gia đình. Trong khi đó, nữ giới thường đóng vai trò hỗ trợ và chăm sóc các thành viên khác trong gia đình. Sự cân bằng giữa nam và nữ trong cuộc sống, ngày làm nền tảng cho sự phát triển ổn định và hòa thuận trong gia đình. Quy tắc “Nam tả nữ hữu” định nghĩa một trật tự xã hội, nơi mỗi giới tính đóng vai trò quan trọng và đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng.

nam tả nữ hữu
Nam tả nữ hữu

“Nam tả nữ hữu” còn được thể hiện trong việc bài trí không gian. Truyền thống này quan tâm đến việc sắp xếp các vật phẩm, hình ảnh và màu sắc theo nguyên tắc nam nữ cân đối. Nơi công cộng, đền chùa và nhà cửa thường mang một sự sắp xếp kỹ lưỡng, biểu thị sự tôn trọng và cân nhắc đối với vai trò và vị trí của nam giới và nữ giới trong xã hội.

Nam tả nữ hữu gắn liền với nguyên lý âm dương trong triết học phương Đông. Theo quan niệm âm dương, mọi sự vật, hiện tượng đều có hai mặt đối lập nhưng lại liên hệ với nhau, sinh ra và khắc chế lẫn nhau. “Nam tả nữ hữu” phản ánh sự cân bằng giữa các khái niệm tương phản như cứng-mềm, chủ động-thụ động, lớn-nhỏ. Thuật ngữ “nam” thường đại diện cho khía cạnh dương, trong khi “nữ” đại diện cho khía cạnh âm.

“Kinh Dịch – Hệ từ” nói rằng “Trời cao đất thấp, đó là càn khôn đã định. Trên trời thành tượng, dưới đất thành hình. Càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ.

Kinh Dịch cũng nói: “Càn là vật dương, khôn là vật âm. Càn cương khôn nhu.”

Dịch kinh nội hàm bác đại tinh thâm, “Dịch chuẩn mực như trời đất, do đó có thể diễn dịch đạo của trời đất”. Có nghĩa là lý của Dịch là chiểu theo trời đất, chính xác như quy luật biến hóa của trời đất, do đó có thể dùng để luận về đạo của trời đất.

namhuu1
Nam tả nữ hữu có liên quan đến thuyết âm dương. Nguồn ảnh: hoasenphat.

Thiên đạo như vậy, nghĩa là nam nữ khác nhau. Nam là dương, nữ là âm. Nam nhân phải dương cương, nữ nhân phải nhu mềm, điều này đã một mạch xuyên suốt trong văn hoá Á Đông hàng nghìn năm. Ngay cả lễ tiết trong cuộc sống cũng thể hiện ra đặc tính khác biệt này, nam nhân gặp mặt nhau thì ôm quyền, toát lên tư thái anh hùng, cường tráng mạnh mẽ, còn nữ nhân thì khuỵu gối hành lễ vạn phúc, mềm mại dịu dàng, hàm súc đoan trang.

Quan niệm “Nam nữ đều như nhau” là sai lầm và gây ra tai họa 

Người xưa rất chú trọng quy tắc “nam tả nữ hữu”, vì nó phân rõ vai trò và vị trí của người nam và nữ trong gia đình và xã hội. Theo nguyên tắc này, xã hội tự có kỹ cương, trật tự và bảo tồn được các giá trị đạo đức tốt đẹp.

Nhưng trong xã hội hiện đại, quy tắc “nam tả nữ hữu” ngày càng mờ nhạt. Cho đến xã hội hiện tại thì đã đến bước “âm thịnh dương suy” hoặc âm dương mất cân bằng.

Xã hội có rất nhiều người cổ xuý rằng “nam nữ là như nhau, phụ nữ là một nửa bầu trời.” Điều này có nghĩa là nam nữ bây giờ đều như nhau, phụ nữ ngày nay không giống như phụ nữ trước đây nữa.

Sự kỳ lạ của thời trang: Đàn ông mặc váy, phụ nữ thích diện đồ bụi bặm - 1
Các dạng show diễn người mẫu nam mặc trang phục nữ hoặc ngược lại thực tế làm biến dị tư tưởng con người về quy luật “nam tả nữ hữu” (Ảnh minh họa)

Đàn ông cũng như phụ nữ, không cương cường, hèn yếu, lúc nhỏ thì bị cô giáo dạy thành “bé ngoan”, kết hôn rồi lại bị vợ quản nghiêm ngặt. Rất nhiều người đàn ông cũng đã trở thành đối tượng bị bạo lực gia đình. Diễn viên điện ảnh thì nam diễn viên đẹp trai vẻ đẹp nữ tính yếu đuối cũng trở thành những vai diễn chính.

Sự kỳ lạ của thời trang: Đàn ông mặc váy, phụ nữ thích diện đồ bụi bặm - 5
Những cách ăn mặc dị hợm, nam không ra nam, nữ không ra nữ như thế này không có gì là lạ trong ánh mắt người hiện đại.

Ngược lại người nữ không còn dịu dàng, đoan trang, nhu mềm mà trở nên cứng cỏi. Chính suy nghĩ nam nữ bình đẳng đã đặt người phụ nữ vào rất nhiều vai trò và họ không còn cảm thấy hạnh phúc. Ngoài việc học tập và công tác ra, phụ nữ lại phải làm “vợ hiền”, còn phải đấu tranh nội tâm xem mình có muốn trở thành một người mẹ tốt hay không. Sự ôn nhu, và duyên dáng của phụ nữ đã bị cưỡng bức từ bỏ. Trong quá trình nam tính hóa, họ đã mất đi những đặc tính dịu dàng của của người nữ. Ngay cả khi bề ngoài họ vẫn giống phụ nữ thì nội tâm và suy nghĩ của họ hoàn toàn là nam tính. Thật ra điều này là sự bất công rất lớn đối người nữ.

Phụ nữ dịu dàng và phụ nữ mạnh mẽ: Ai hạnh phúc hơn? [Radio]
Trong quá trình nam tính hóa, người phụ nữ đã mất đi những đặc tính dịu dàng của của người nữ (Ảnh minh họa)
“Nam nữ đều như nhau, đàn bà là một nửa bầu trời”, có thể là câu khẩu hiệu nghe có vẻ có đạo lý, nhưng từ hiện tượng xã hội hỗn loạn như hiện nay cũng đủ chứng minh rằng chẳng ai thực sự muốn đồng tình với câu này. Cha mẹ thì mong con gái mình lấy được người chồng giàu có mà hưởng phúc, còn con trai thì lấy được con gái nhà giàu để đỡ phải mất 20 năm phấn đấu. Người phụ nữ về làm dâu trong gia đình không những phải đi làm, mà còn phải nhanh chóng sinh con, đến kỳ phải nộp tiền lương cho mẹ chồng, một xu cũng không được đưa cho bố mẹ đẻ.

Người đàn ông là người chồng, luôn cảm thấy vợ của người khác luôn biết ăn mặc đẹp, mỗi ngày đều thong dong, nhưng lại ít nghĩ đến trách nhiệm gánh vác gia đình của bản thân, mà vốn là trọng trách lớn lao, là niềm tự hào của đàn ông. Người đàn ông đối với vợ con mình, họ là những người thân yêu nhất trong cuộc đời, cần phải dùng dũng khí lớn nhất và tấm lòng chân thành nhất để che chở và chăm sóc họ. Về nhà, thấy vợ nhàn nhã hơn mình, lại thấy không can tâm, cảm thấy như mình bị thiệt thòi.

Người phụ nữ là người vợ, vì lo lắng rằng trong gia đình không được tôn trọng, phần lớn là vì giá trị quan xã hội không tự nguyện, chứ không sự lựa chọn tự do của cá nhân, mà bất đắc dĩ phải từ bỏ bổn phận “an phận làm phụ nữ”, rồi quên mất sứ mệnh “phụ chồng dạy con” của mình. Phụ nữ giống như nam giới, đều phải nỗ lực như nhau ở nơi làm việc. Ở chỗ làm, họ đánh giá cao khí phách nam tử và trách nhiệm của nhân viên nam, cảm thấy chồng người khác luôn đàng hoàng hơn, còn khi về nhà họ lại vô tình hay cố ý mà hơn thua với chồng, so sánh tiền lương, những việc phải làm. Cả hai vợ chồng đều đi làm, tại sao họ phải làm nhiều việc nhà hơn? Cả hai bên đều quyết liệt, giống như hai người đàn ông sống chung dưới một mái nhà.

Một núi không chung được hai hổ, dẫu nhiều tiền tài nhiều hơn nữa thì khó mà hạnh phúc. Tỷ lệ ly hôn ngày càng nhiều cũng chính từ quan niệm sai lầm này mà ra cả.

Cổ nhân cho rằng, “Chồng làm việc của chồng, vợ làm việc của vợ, quân tử làm việc của quân tử, tiểu nhân làm việc của tiểu nhân. Đó là lẽ phải. Chồng làm việc của vợ, vợ làm việc của chồng, quân tử làm việc của tiểu nhân, tiểu nhân làm việc của quân tử, là sai trái.”

Có nghĩa là đàn ông ra đàn ông, đàn bà ra đàn bà, mỗi người làm việc theo bổn phận của mình. Do đó nam nữ hữu biệt, không thể như nhau được.

Những người cổ xúy văn hóa biến dị “nam nữ đều như nhau”, thực tế là làm loạn nhân luân, chống lại quy luật của thiên địa. Bởi vậy, dù nam hay nữ, mỗi người đều muốn trở về chính đạo, sống cuộc sống bình thường, chủ động từ bỏ thứ văn hóa biến dị độc hại hiện nay.

Nghi Vân 

Tham khảo Secretchina, bian, NTDVN, EpochTimes

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 3

Xem thêm:

Người phụ nữ có thể nhẫn chịu, bao dung sẽ cảm hóa được cả gia đình

Một nhạc khúc mỹ diệu triển hiện khí chất ưu nhã của phụ nữ truyền thống

Hiểu đúng vai trò phụ nữ xưa (P2) – Tam tòng tứ đức đã bị diễn giải sai thế nào?

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều