spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,8 Tháng mười
spot_img

Nghịch lý người nghèo tốn tiền mua sắm vô bổ, người giàu nhất quyết không chi

Tân Thế Kỷ – Nhiều người nghèo nghĩ rằng, tiền đằng nào cũng có thể kiếm thêm, cứ thế mua sắm vô bổ, mà không biết đó là lý do khiến họ rỗng túi.

Bài viết này là lời chia sẻ đến từ tài khoản công khai trên MXH Wechat của tác giả Đặng Luân:

“Vài năm qua, những người bạn của tôi thay đổi thói quen vì kiếm được nhiều tiền hơn. Trước đây, họ kiếm được ít tiền nhưng lại tiêu tiền tùy thích. Còn bây giờ, dù lương thưởng tăng gấp đôi, họ lại cảm thấy ngại tiêu tiền. Một người có thu nhập hàng tháng là 3.000 NDT chi tiêu thoải mái hơn một người có thu nhập hàng tháng là 30.000 NDT.

Tình trạng này không hiếm. Một người đồng nghiệp của tôi sau khi đi du lịch nước ngoài đã mua 3 chiếc túi sang trọng. Đáng nói, lương tháng của anh ta chỉ khoảng 4.000 NDT, nhưng lại thẳng tay mua chiếc LV giá 20.000 NDT. Sau đó, anh ta lại tự hỏi: “Làm thêm cả năm trời, sao lại cảm thấy mình càng ngày càng nghèo nhỉ?”.

Vì sao người nghèo lại mua sắm vô bổ như vậy, còn người giàu thì không? 

Trước tiên, internet và sự bùng nổ của mạng xã hội là lý do khiến chúng ta tiêu xài nhiều như thế. Vốn dĩ, không xem thì không muốn mua, nhưng lỡ xem thì sự mới lạ sẽ khiến bạn động lòng. Đó là “chủ nghĩa nhục dục” mà tác giả Takeshi Sato từng đưa ra. Có thể hiểu, khi bạn nhìn thấy các loại hàng hóa qua các phương tiện truyền thông, ham muốn vật chất sẽ được kích thích và bạn sẽ muốn mua.

Sự phát triển của mạng xã hội đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm

Xem nhiều, cám dỗ nhiều hơn, lo lắng nhiều hơn. Tiềm thức nghĩ rằng: ‘Tôi chỉ cần mua nó và tôi có thể sống cuộc sống của người đó’. Nhưng thực tế, 90% những thứ bạn mua sắm chỉ là vô bổ, không có tác dụng.

Một số người nghèo rất xem trọng vẻ bề ngoài

Tất nhiên nếu là người cực kỳ nghèo thì quan tâm vấn đề ăn no hơn, không thể quan tâm đến vấn đề ngoại hình được. Chỉ có thể là những người có thu nhập không cao, hay người không quá giàu có thì lại rất hay để ý vẻ bề ngoài.

Thứ nhất, do nhu cầu xuất phát từ công việc, lúc đi làm thì ăn mặc theo kiểu công sở, muốn lãnh đạo chú ý nên cần ngoại hình thu hút một chút.

Nhưng có vài người còn phải đi tiếp khách hàng, họ cần đạt được đơn hàng và sự xác nhận của khách hàng, nên phải chăm chút cho mình, để lại ấn tượng tốt cho khách hàng. Nhưng người giàu thì lại khác, vì họ không cần phải thể hiện bản thân thật sự nữa, căn bản không cần phải che giấu cái gì.

Untitled 5 3
Một số người nghĩ cần phải ăn mặc hàng hiệu và dùng túi LV, như thế sẽ cảm thấy mình là người có tiền, có khí chất, sẽ luôn được mọi người chú ý, có thể mở rộng mối quan hệ, góp sức cho sự thành công trong sự nghiệp của mình. – Ảnh minh họa. – Nguồn: Cafebiz.vn

Thứ hai, người nghèo để ý ăn mặc, thường không nỡ ăn uống, không nỡ dùng, lấy tiền tiết kiệm được để tân trang cho mình. Chủ yếu là đi tham gia các hoạt động như tụ họp đồng nghiệp, họp lớp…

Để tham gia những thứ đó thì cần phải ăn mặc hàng hiệu và dùng túi LV, như thế sẽ cảm thấy mình là người có tiền, có khí chất, sẽ luôn được mọi người chú ý, có thể mở rộng mối quan hệ, góp sức cho sự thành công trong sự nghiệp của mình.

Thứ ba, người nghèo còn mắc một cái bệnh, là bệnh… sân si. Cho nên, không những họ thích trưng diện, mà còn mua sắm đồ mắc tiền. Sau đó, mỗi bộ dùng trong những trường hợp khác nhau, như vậy là có thể ganh đua nhau rồi. Không ai muốn bị lép vế cả.

Người giàu lại cảm thấy việc mua hàng hiệu nó rất dễ dàng, đặc trưng của mỗi người mới là tốt, không cần sân si ăn mặc của nhau, nếu không thì thật quá vô vị. Người giàu muốn tụ họp cùng nhau để bàn về chỗ nào kiếm ra tiền thôi.

Đối với người nghèo mà nói, phải nhận được sự tán đồng của khách hàng và cấp trên, để tiện cho việc tăng lương hay thăng chức, nên là nhất định phải ăn mặc đẹp mắt, có thể cho rằng không ai thích người ăn mặc lôi thôi cả.

Mấu chốt chính là, người nghèo thích hơn thua, nếu ngoại hình bị thua thiệt, chắc chắn sẽ trùng tu lại hình tượng của mình. Những người giàu lại không như vậy, họ muốn kiếm thật nhiều tiền, có lúc còn chả để ý hình tượng của mình nữa.

Không ít người tài sản hàng tỷ đô nhưng lại sống giản dị. Như Sergey Brin, ông là một trong hai người (cùng với Larry Page) đặt nền móng cho nền tảng tìm kiếm lớn nhất hành tinh Google. Với profile cực khủng của ông và số tài sản 67,2 tỷ USD nhưng Sergey vẫn thừa hưởng đức tính tiết kiệm tuyệt vời từ cha mẹ.

Untitled 8 1
Với profile cực khủng của ông và số tài sản 67,2 tỷ USD nhưng Sergey vẫn thừa hưởng đức tính tiết kiệm tuyệt vời từ cha mẹ. – Ảnh: afamily.vn

Sergey chia sẻ ông biết cách sống hạnh phúc mà không cần quá nhiều thứ – tất cả là nhờ bố mẹ dạy dỗ. Thậm chí khi đi shopping, Sergey vẫn nhìn tag giá như bình thường và hạn chế mua nhiều đồ mới. Năm 2013, ông và vợ cũ đã quyên góp 219 triệu USD cho từ thiện.

Tiêu tiền bao giờ cũng dễ hơn kiếm tiền

Nhiều bạn trẻ hiện nay không giàu nhưng vẫn dám tiêu khoản tiền lớn vào hàng hiệu. Điều đó thực sự trái ngược với quan điểm của các triệu phú, tỷ phú giàu có. Họ tâm niệm: Hãy chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được, như vậy mới có thể làm giàu bền vững.

Người nghèo thường có thói quen chi tiêu nhiều hơn những gì họ thực kiếm. Thậm chí, có người còn nghĩ rằng, phải đi vay tiền, thì ta mới có động lực kiếm tiền. Và chính suy nghĩ ấy khiến họ luôn mắc kẹt trong những khoản nợ nần từ tháng này đến tháng kia, trong khi đó công việc có thể không được ổn định để họ kiếm tiền bù lại.

Nhiều bạn trẻ hiện nay không giàu nhưng vẫn dám tiêu khoản tiền lớn vào hàng hiệu. Trên thực tế, điều này khá mâu thuẫn. Một mặt, tôi nghĩ sự hài lòng tức thì là một thái độ tích cực. Giống như lời thoại trong phim Mỹ “The Bucket List”: “Chúng ta không thể lúc nào cũng nghĩ đến việc đợi cho đến khi mình có tiền, thời gian, hoặc các điều kiện khác để thực hiện điều nào đó mà bản thân đã muốn làm từ lâu, bỏi vì bạn không bao giờ biết liệu mình có thể ngắm được ánh nắng vào sáng mai hay không”. Nhưng mặt khác, quá tùy tiện trong việc tiêu tiền rất dễ khiến người ta rơi xuống vực sâu.

Nguyên tắc đầu tiên mà những người giàu có luôn áp dụng

Đó chính là chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Đây được coi là nguyên tắc quan trọng nhất quyết định sự thành công của họ. Đối với người nghèo, họ luôn có tư tưởng chi tiêu nhiều hơn những gì họ kiếm được. Họ thường có suy nghĩ, phải đi vay thì mới có động lực kiếm tiền. Và chính suy nghĩ ấy khiến họ luôn mắc kẹt trong những khoản nợ nần từ tháng này đến tháng kia, trong khi đó công việc có thể không được ổn định để họ kiếm tiền bù lại.

John Templeton, một nhà đầu tư nổi tiếng đã khuyên rằng cần tiết kiệm 50% khoản tiền thu về, dù ít hay nhiều. Nếu con số trên là quá lớn, thì có thể xem xét ở mức 10-15%.

Norio là chuyên gia tài chính Nhật Bản, tác giả của cuốn sách “Cách kiếm 300 triệu yên ở tuổi 33”. Theo ông, sự khác biệt về thói quen mua sắm giữa người giàu và người nghèo là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến việc “người giàu càng giàu hơn”.

Đối với những người giàu, dù họ dư dả về tài chính nhưng không có nghĩa là họ sẽ tiêu tiền một cách lãng phí. Họ có một thói quen là đầu tư vào mọi thứ, kể cả khi họ mua những thứ thông dụng hàng ngày.

Untitled 3 4
Đối với những người giàu, dù họ dư dả về tài chính nhưng không có nghĩa là họ sẽ tiêu tiền một cách lãng phí.  – Ảnh minh họa. – Nguồn: afamily.vn

Ngược lại, những người nghèo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thường rất thoải mái khi mua sắm mà không suy nghĩ gì nhiều. Điều này lại dẫn đến sự lãng phí tiền bạc, và đi vào lối mòn “nghèo càng nghèo”.

Người giàu có mua đồ thường đáp ứng 2 tiêu chí: Người giàu mua những thứ đặt “chất lượng” lên hàng đầu. Một món đồ đắt tiền nhưng bền sẽ sử dụng được lâu dài hơn. Tính ra giá vẫn rẻ, người mua vẫn tiết kiệm được tiền nhiều hơn so với đồ giá rẻ. Họ cũng thường mua những món đồ có thể bán lại mà không bị mất quá nhiều so với giá mua ban đầu. Từ nhà cửa, xe hơi, đồng hồ, nội thất…, họ luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua. Thời điểm họ muốn mua đồ mới, họ sẽ bán đồ cũ với giá tốt, từ đó tiết kiệm chi phí nhất có thể. Nó tương tự như loại đầu tư dài hạn tốt nhất.

Số tiền bạn tiêu ngày hôm nay sẽ quyết định cuộc sống của bạn sau 3 năm

Mua đồ xa xỉ đắt tiền đến đâu, bạn vẫn phải chen chúc trên tàu điện ngầm để đi làm và ăn cơm hộp, nếu bạn vay tiền để “sống cuộc sống mà bạn muốn”, cuộc sống tương lai của bạn nhất định sẽ dang tay và cho bạn trả gấp đôi. Không ai nhận được một cái gì đó cho không có gì.

Gieo dưa thì gặt dưa, gieo đậu thì gặt đậu. Nếu bạn muốn tỉnh táo, bạn chỉ có thể thỉnh thoảng tự hỏi mình: “Tiêu số tiền này để làm gì?”; “Số tiền đó có nằm trong khả năng chi trả của bạn không?”; “Tác động của số tiền này sẽ kéo dài bao lâu đối với bạn?”,… Do đó, hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể trở thành những người trưởng thành biết kiềm chế và làm chủ tiền bạc.

Sau cùng, hãy hiểu rằng, số tiền bạn tiêu ngày hôm nay sẽ quyết định cuộc sống của bạn sau 3 năm. Gieo nhân nào gặt quả nấy, đừng để bản thân phải hối hận vì những khoản chi vô bổ ngày hôm nay.

Nếu muốn tỉnh táo, bạn chỉ có thể thỉnh thoảng tự hỏi mình: “Tiêu số tiền này để làm gì?”; “Số tiền đó có nằm trong khả năng chi trả của bạn không?”; “Tác động của số tiền này sẽ kéo dài bao lâu đối với bạn?”,… Do đó, hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể trở thành những người trưởng thành biết kiềm chế và làm chủ tiền bạc”.

Tịnh Yên (t/h)

BN 2 jpeg 2

“Tiêu chuẩn kép” của cha mẹ có thể làm hư hỏng con mình

Bạn nên ứng xử thế nào với những người ăn xin?

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều