spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Nhân quả tuần hoàn, đừng tham tiền bạc của cải của người khác

tien bac
Đừng tham tiền bạc của cải người khác, sẽ chỉ hại thân – Ảnh minh hoạ: Internet

Tân Thế Kỷ – Cổ nhân có câu phúc phận của ai người đó hưởng, chiếm đoạt lợi ích của người khác là trái với thiên lý, “nợ tiền đền tiền, nợ mạng đền mạng”, thế gian có  thể thay đổi, lòng người có thể thay đổi nhưng Thiên lý không bao giờ thay đổi.

Không được lấy của cải thuộc về người khác

Vào thời nhà Minh có một người đàn ông giàu có tên là Từ Trì, và ông ta sống gần một người tên là Từ Bát. Thấy nhà Từ Bát to và đẹp, Từ Trì tìm mọi cách để có được nó. Tuy nhiên Từ Bát không có ý định bán ngôi nhà. Từ Trì đã dụ dỗ con trai của Từ Bát đánh bạc đến khi khuynh gia bại sản, cuối cùng Từ Bát chỉ có thể bán lại ngôi nhà cho Từ Trì. Từ Bát rất giận người con trai và cuối cùng đã qua đời trong phẫn uất.

Chẳng bao lâu sau, ba người con trai và năm người cháu của Từ Trì đều bị bệnh nặng. Trong giấc mơ Từ Trì mơ thấy ông nội nói rằng: “Tai họa của mày sắp đến rồi đấy! Mày có còn nhớ đã có được căn nhà như thế nào không? Vì điều đó, Từ Bát đã kiện mày ở Âm phủ.” Từ Trì rất sợ hãi.

nguyen than ly the xuong dia nguc chung kien nhan qua bao ung 1
Âm phủ không bỏ qua tội lấy của cải người khác – Ảnh minh hoạ: Internet

Sáng sớm hôm sau, Từ Trì đi đến miếu Thành Hoàng để cầu cúng. Ngay khi vừa vào miếu, ông ta đã gặp một người ăn xin đang nhìn mình với vẻ kinh ngạc. Khi có người hỏi nguyên nhân tại sao, ông ấy nói khẽ: “Tối qua khi ngủ ở trong miếu, tôi thấy ai đó đang cầm một bản cáo trạng, kiện Từ Trì vì đã dụ dỗ con trai ông ấy đánh bạc, khiến họ khuynh gia bại sản. Không ngờ hôm nay lại gặp Từ Trì đến đây để cầu cúng. Vì thế tôi rất kinh ngạc.” Từ Trì nghe thấy vậy càng thêm hoảng sợ.

Quả thật, trong vòng một năm, Từ Trì bị bệnh nặng và qua đời. Không lâu sâu, các con trai và cháu của ông ta cũng qua đời.

Vì tham lam ngôi nhà của người khác, Từ Trì đã bày mưu khiến con trai của Từ Bát trở nên xấu xa, sau đó khiến cha con họ bất hoà, và cuối cùng khiến họ khuynh gia bại sản, mang cái tâm thật là hiểm ác! Tài sản của một người là do phúc phận của họ mà ra, không phải bằng âm mưu hãm hại mà có thể đạt được. Của cải không phải của mình thì không thể có được, của cải bất nghĩa cũng không thể nhận lấy.

Đừng tham tiền của người khác

Có một chuyện kể rằng xưa kia có một người tên là Đông Ngạc Lạc, làm việc trong cung vua, anh được phái đến vùng Mã Nạp Tư (ngày nay là thủ phủ của Khu tự trị Tân Cương). Để tránh cái nóng oi bức ban ngày, anh quyết định hành trình cả vào ban đêm.

Một đêm nọ, khi anh đi được nửa quãng đường đã định, anh nằm nghỉ một chút cạnh một gốc cây. Bỗng nhiên có một người đàn ông đi đến, ông tự giới thiệu tên là Lưu Thanh, là cấp dưới của viên quan Trần Trúc Sơn, một người quen của Đông Ngạc Lạc.

tien
Đừng tham tiền của người khác – Ảnh minh hoạ: Internet

Sau một hồi lâu nói chuyện, Lưu Thanh có lời nhờ Đông Ngạc Lạc: “Anh có thể làm ơn chuyển lời nhắn tới của tôi tới người đầy tớ có tên Hỉ Nhi ở phủ quan Trần Trúc Sơn là xin hãy trả tôi 300 đồng vì tôi đang trong cảnh túng thiếu”. Đông Ngạc Lạc nhận lời và vào hôm sau, anh tìm đến gặp Trần Trúc Sơn và Hỉ Nhi để chuyển lời nhắn của Lưu Thanh. Nghe xong lời nhắn này, Hỉ Nhi đổ mồ hôi đầm đìa và và kinh ngạc sợ hãi. Đông Ngạc Lạc thắc mắc liền hỏi anh ta có chuyện gì xảy ra, Hỉ Nhi đáp: “Lưu Thanh đã chết vì bệnh từ lâu rồi.”

Sự việc là trước đây Lưu Thanh làm việc cho Trần Trúc Sơn, Trần Trúc Sơn thấy Lưu Thanh làm việc chăm chỉ và cần cù khi còn sống nên khi Lưu Thanh chết, Trần Trúc Sơn ban thưởng 300 đồng cho anh ta, ông nhờ Hỉ Nhi  dùng tiền đó để phúng viếng cho đám ma của Lưu Thanh. Hỉ Nhi biết Lưu Thanh không có họ hàng thân thích và nghĩ rằng không ai biết việc này nên đã biển thủ số tiền đó. Ai ngờ giờ đây, Hỉ Nhi bị hồn ma của Lưu Thanh đòi nợ.

Trần Trúc Sơn nghe xong không khỏi sợ hãi, trước đây ông không tin vào sự tồn tại của cách sinh mệnh ở không gian khác, ông thường cho rằng hồn ma là do trí tưởng tượng của người đời. Khi nghe Đông Ngac Lạc kể tỉ mỉ cuộc nói chuyện của anh với Lưu Thanh, Trần Trúc Sơn nói trong sự sợ hãi: “Những gì Lưu Thanh nói hoàn toàn là sự thật. Tôi từng tin rằng người ta sợ bị bắt khi làm điều xấu nên chỉ làm khi nghĩ rằng không ai phát hiện ra. Tới bây giờ tôi mới biết việc cho rằng ma quỷ không tồn tại là sai lầm. Với những ai đã làm điều xấu, tôi cảm thấy lo lắng cho họ.”

Không tham tiền bạc của bạn bè, được thiện báo 

Vương Sĩ Lương người Trung Đô triều đại nhà Minh có một người bạn rất thân thiết. Con trai của người bạn sống tha hương một thời gian dài chưa về thăm nhà. Người bạn này mắc bệnh nặng, không lâu sau thì qua đời. Trước khi mất, ông đã đem tài sản giao cho Vương Sĩ Lương rồi nói: “Số tiền này đưa cho con trai của tôi cũng không tốt đẹp gì, rất có thể còn mang đến tai họa”. Vừa dứt lời thì người bạn liền nhắm mắt. 

Vương Sĩ Lương vô cùng đau buồn, đồng thời tiến hành làm mai táng cho bạn mình. Còn sự việc mà người bạn ủy thác tài vật cho ông thì không ai biết. 

Vài năm sau, con trai của người bạn đã mất trở về thăm quê, Vương Sĩ Lương liền đem số tiền gửi lại cho con của bạn. Cậu con trai kia nhanh chóng tiêu hết số tiền mà cha cậu gửi lại. Sau khi nghe chuyện về người con của bạn, Vương Sĩ Lương còn nhiều lần giúp đỡ và không bao giờ cảm thấy phiền chán. 

Tuy nhiên, Vương Sĩ Lương cũng không giỏi quản lý tài chính, thời gian qua cũng khiến ông rất vất vả. Đang trong lúc cau mày ủ dột, cậu con trai đầu óc ngốc nghếch của ông bỗng nhiên minh mẫn thông minh, bắt đầu chăm chỉ đọc sách, sau đó còn đỗ vào trường Thái Học để học tập, thông qua kỳ tuyển chọn, cậu còn được làm quan tới chức Huyện thừa. 

Quan huyện sai làm một vài việc lặt vặt, cậu thực hiện được rất tốt. Cũng vì thế mà cậu được thưởng ngàn lượng bạc tiền. Lúc này, Vương Sĩ Lương còn khỏe mạnh, con của ông đã có thể đem tiền lương và thưởng về nuôi gia đình. 

793
Vị đạo sĩ đến nói cho Vương Sĩ Lương biết ông đã được thiện báo – Ảnh minh hoạ: Internet

Bỗng một hôm, một vị đạo sĩ đến nhà Vương Sĩ Lương và nói với ông: “Tôi được người khác ủy thác đến gửi lời cảm ơn tới ông. Ông đã đắc thiện báo”. Người ủy thác lại chính là người bạn đã qua đời của ông. Đây đúng là không tham tài vật của bạn mà nhận được phúc báo. 

Ngoài ra còn có một người tên là Triệu Mỗ người Thuận Thiên, làm nghề bán cháo tương. Mọi người gọi ông là Tương Dương. Năm đầu Minh Anh Tông Thiên Thuận lại lên ngôi hoàng đế, con cái học trò của bá quan văn võ lại thừa dịp này mà đút lót làm quan. Số người được nhận vào làm quan lên đến mấy trăm người. Có người nói với Triệu Mỗ rằng ông cũng có thể đút lót làm quan. Tuy nhiên, Triệu mỗ lại xua tay cự tuyệt nói: “Tôi là một người thô kệch, không có mệnh làm quan, tiền bạc cũng không thiếu thốn, ngược lại nếu làm vậy sẽ rước họa vào thân”. Quả nhiên, không đến một năm sau, những người mua quan đã bị cách chức, còn có người bị giáng chức lưu đày. Lúc này mọi người mới than thở, Triệu Mỗ không tham thật là hành động sáng suốt.

Vào thời đại ngày nay, khi đạo đức không còn được chú trọng, thay vào đó, con người tôn sùng cuộc sống vật chất và tìm mọi cách để sao cho những thời khắc trước mắt họ có được nhiều thứ nhất có thể. Nhiều người đã không còn tin vào những lời truyền lại của tổ tiên, rằng “Thiếu tiền đền tiền, thiếu mạng đền mạng”, nhưng cho dù ngày nay không tin, ngày mai cũng sẽ được chứng kiến Thiên lý không dung những việc làm trái đạo lý.

Chân Tâm t/h

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 16

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều