spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Tín ngưỡng vào Thần, Phật, Chúa chúng ta được gì?

Kiệt tác của Thần 1
Người tín tâm sẽ được Thần Phật che chở bảo hộ – Ảnh minh hoạ: Internet

Tân Thế KỷThuận theo sự trượt dốc đạo đức cùng chủ nghĩa vô Thần, rất nhiều người đã không còn tín ngưỡng và kính nể Thần Linh. Rất nhiều bài học lịch sử về các nền văn minh huy hoàng cũng vì đạo đức trượt dốc, bất kính, mất đi tín ngưỡng vào Thần đã bị huỷ diệt chỉ còn tàn tích. Ngày nay, thiên tai nhân họa đồng loạt giáng xuống. Vậy tín ngưỡng vào Thần Phật bạn được gì? 

Thần Phật Chúa bảo hộ người tín tâm 

Nhiều người sắm đủ mâm to lễ đầy, hương lớn hương nhỏ, vàng mã ngựa xe, nhà lầu xe hơi, rồi mời thầy chùa, thầy cúng, đồng cô bóng cậu đến làm lễ giúp. Họ cung kính cầu khấn, cúi đầu bái lạy, quỳ mọp thành kính. Thử hỏi Thần Phật Chúa có bảo hộ có giúp những người ‘thành kính’ này hay không?

Giả sử Thần Phật giúp họ đạt được nguyện vọng, thế thì các mánh lới làm ăn của họ trót lọt, phát tài, họ có bộn tiền. Họ sử dụng những đồng tiền đó như thế nào? Có lẽ họ sẽ sắm một cái lễ lớn để ‘hoàn lễ’, sau đó họ sẽ tiêu tiền vào các thú vui thế gian, từ bài bạc, ăn nhậu, ma túy, thuốc lắc, từ vũ trường cho đến các sòng bạc, rồi tụ tập bạn bè ăn chơi trác táng, thậm chí có người say rượu say thuốc tông xe chết người. Số tiền còn lại thì mua sắm xe, nhà đất, gửi ngân hàng, đưa con cái ra nước ngoài…

Thần Phật bảo hộ người tốt như thế nào? Khác biệt ở chỗ có đức tin
Thần Phật bảo hộ người tốt, có tín tâm (ảnh pinterest)

Thần Phật là từ bi cứu độ con người. Các Đại Giác Giả xuống thế gian độ nhân, đều khuyên con người tu đức, hành thiện và tiết chế dục vọng. Thử hỏi nào có Thần nào Phật nào giúp con người thỏa mãn dục vọng cá nhân làm điều xấu điều ác, điều xằng bậy?

Lão Tử giảng Đạo, bảo con người tu Đạo, phản bổn quy chân, trở về bản nguyên của sinh mệnh, ông nói: “Tu Đạo là hàng ngày giảm bớt tư dục chấp trước, đã giảm rồi lại giảm tiếp, giảm cho đến khi không còn chấp trước, đạt đến vô vi thanh tịnh”.

Chúa Jesus nói: “Con tin ta thì sẽ trở về được Thiên quốc”, nghĩa là tin theo, nghe theo, làm theo những lời dạy của Chúa thì đạt tiêu chuẩn trở về Thiên quốc.

Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp là “Giới – Định – Huệ”. Giới cấm, từ bỏ hết thảy ham dục vui thú chốn nhân gian, tu tâm tính, thiền định, cứ trường kỳ như vậy đến khi hết ham dục chấp trước thì trí huệ nảy sinh, khai ngộ khai huệ, đến được bờ kia của niết bàn.

Các Đại Giác Giả xuống thế gian độ nhân đều lấy thân xác phàm. Các Ngài đích thân tu luyện đến khi khai ngộ rồi giảng Đạo thuyết Pháp độ nhân, để thế nhân đi theo con đường đích thân các Ngài đã làm mẫu, đã đi qua. Đó mới là con đường ‘phản bổn quy chân’, con đường trở về chân chính của sinh mệnh. Do nhắm vào đối tượng là những con người ở thời kỳ, địa phương khác nhau, có đặc điểm văn hóa, ngôn ngữ khác nhau nên hình thức diễn đạt, câu từ, lời nói của các Ngài cũng khác nhau, tuy nhiên đều có chung một ý là khuyên con người: Buông bỏ ham dục, chấp trước, tu luyện trở về với bản nguyên của sinh mệnh. Bước đi đầu tiên của quá trình tu luyện gian khổ lâu dài này chính là tiết chế dục vọng, tu đức hành thiện.

Vậy nên người nào thực hành theo lời dạy của các Ngài thì lẽ đương nhiên Thần Phật sẽ phù hộ giúp đỡ. Thần Phật nhìn nhân tâm chứ không nhìn hình thức. Còn những người làm trái lời các Ngài thì lẽ đương nhiên là không được bảo hộ. Thần Phật cũng từ bi chẳng trách phạt họ, nhưng luật nhân quả lại chẳng buông tha. Hãy xem các quan tham, những người buôn ma túy, buôn lậu, những ông trùm xã hội đen, những người chơi bời nghiện ngập, cả những người tự xưng ‘thầy nọ thầy kia’ giả Thần giả quỷ để lừa đảo kiếm tiền, qua một thời gian lâu thì họ như thế nào? Chỉ cần quan sát trong thời gian đủ dài thì chúng ta cũng tự có câu trả lời rồi.

Tín ngưỡng tôn giáo giúp hồi phục bệnh

Các bệnh nhân tim mạch thừa nhận tín ngưỡng tôn giáo mạnh mẽ đã có tác dụng to lớn giúp họ tự tin và phục hồi, theo các kết quả nghiên cứu ban đầu bởi Timothy McConnell, chủ nhiệm khoa Tim mạch của Trung tâm Y tế Geisinger tại Danville, PA, và Chris Boyatzis, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Bucknell. Họ đã trình bày các phát hiện của mình trong cuộc họp hàng năm của Hiệp hội Phục hồi bệnh Tim mạch và Phổi.” 

Trong nghiên cứu ban đầu này, 21 bệnh nhân vừa mới bị đau tim hoặc trải qua phẫu thuật đã được khảo sát về tín ngưỡng tinh thần và tôn giáo của họ trước khi bắt đầu chế độ phục hồi và một lần nữa sau khi chương trình kéo dài 12 tuần hoàn tất. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng họ đã tìm ra mối liên hệ giữa lòng mộ đạo của bệnh nhân và khả năng phục hồi chức năng của họ. Boyatzis nói: “Tín ngưỡng của bệnh nhân càng mạnh mẽ thì họ hồi phục càng nhanh chóng. Bao nhiêu đức tin mà họ có, thì bấy nhiêu lòng tin tưởng vào khả năng phục hồi của họ.”

2168146
Tín ngưỡng giúp chữa bệnh – Ảnh minh hoạ: Internet

Bước tiếp theo sẽ là mở rộng số lượng bệnh nhân được nghiên cứu, bề rộng của thông tin được thu thập, và tiếp tục nghiên cứu trong một khoảng thời gian dài hơn. Trong nghiên cứu mới bắt đầu, các bệnh nhân sẽ được khảo sát hàng năm trong vòng 5 năm để theo dõi bất cứ sự chuyển biến nào trong sức khỏe, chất lượng cuộc sống, và tín ngưỡng tôn giáo của họ.

Thời gian gần đây, ngày càng nhiều người, gồm cả những người trong lĩnh vực y tế đã bắt đầu chú ý đến đề tài này, và về cách mà tín ngưỡng tôn giáo ảnh hưởng đến sức khỏe của một người. Sự thật là các sinh mệnh cao tầng và các không gian khác vẫn tồn tại, cho dù bạn có tin hay không. Nhiều người tín ngưỡng tôn giáo kiền thành đã từng có cảm giác rất mạnh mẽ, hoặc tự mình trải nghiệm sự hiện diện và quyền năng của Thần. Vật chất và tinh thần là nhất tính. Khi bạn cố gắng hết sức để làm một người tốt, thì tâm trí và sức khỏe của bạn sẽ tự nhiên được cải thiện.

Từ góc độ này, sẽ không khó để lý giải tại sao có tới 100 triệu người đã trải qua sự cải thiện sức khỏe rõ rệt sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công. Đó là vì Pháp Luân Công đòi hỏi người tập coi trọng đạo đức, tu luyện tâm tính, và hành xử bản thân chiểu theo các nguyên lý vũ trụ là “Chân, Thiện và Nhẫn”. Khi tâm một người đạt đến trạng thái thuần tịnh cao hơn, thì bệnh của người đó sẽ biến mất một cách thần kỳ. Sự gia tăng số lượng nghiên cứu y học chính thống về phương diện này trong thời gian qua đã chứng minh rằng tâm trí con người có một ảnh hưởng đáng kể lên sức khỏe. Đặc biệt là lời giải ngàn năm cho câu hỏi: “Vì sao có nhân loại?” đã giải khai cho nhân loại lối thoát cho mỗi người.

Không có tín ngưỡng và sự kính nể thì sẽ không có liêm sỉ, đạo đức

Không có tín ngưỡng thì sẽ không có sự kính nể. Thời đại bây giờ, niềm tin đã phai nhạt, chúng ta đột nhiên rơi vào vào một thế giới trống rỗng. Ở rất nhiều quốc gia, dù là người giàu hay người nghèo, đại đa số người dân đều có tín ngưỡng, mặc dù đó là những tín ngưỡng không giống nhau. 

Không có tín ngưỡng, đồng thời cũng chính là không có bất cứ thứ gì để kiềm chế tâm trí. Kết quả là, ham muốn vật chất tuôn trào và hầu hết mọi người bắt đầu theo đuổi lợi ích vật chất một cách điên cuồng, vô đạo đức. Bản năng động vật ngày càng trở nên rõ ràng, hư hỏng, biến chất, sa đọa trở thành xu hướng. Khiêm tốn, nhân hậu, khoan dung, đạm bạc, giúp đỡ người khác, tôn trọng người già, yêu trẻ con… những đức tính đã từng là giá trị phố quát được con người ủng hộ ngày càng ít đi, khiến con người ngày càng trở nên lãnh đạm và thực dụng.

Tại sao trong thời đại trước người ta không cần đóng cửa vào ban đêm, không cần phòng tránh trộm cắp, không cần những hàng rào sắt để tự giam mình? Bởi vì không có nhiều cạm bẫy và suy thoái đạo đức… Bởi vì trong thời đại đó người ta biết rằng trên đời tồn tại cái gọi là trời đất không dung.

3 550x330 2
Người tín ngưỡng Thần Phật biết trên đời tồn tại cái gọi là trời đất không dung – Ảnh minh hoạ: Internet

Đặc trưng của nền văn minh hiện đại là chúng ta đã cố định rất nhiều quy tắc, dùng quyền lực công cộng để làm quy phạm cho những hành vi của con người. Hình thức này được gọi là luật pháp, và lạm dụng quyền lực công cộng đã thay đổi việc sợ cái xấu thành sợ đi tù. Người ta sẽ vẫn nghĩ đến việc xấu, khao khát phá bỏ luật lệ, lén lút, luồn lách để làm điều xấu cốt không bị trừng phạt bởi pháp luật là được, nhưng cái tâm sẽ vẫn là nghĩ đến lợi ích của mình mà sẵn sàng gây hại cho người khác và cộng đồng.

Có thể nói, trong thời đại bây giờ của chúng ta, đừng nói đến kính nể, mà thứ có thể khiến con người sợ hãi cũng chẳng còn nhiều. Một người không có sự kính nể lẫn sợ hãi thì việc xấu gì cũng dám làm, khi cả dân tộc không có sự kính nể thì còn đáng sợ đến thế nào?

Tín ngưỡng của một người, một dân tộc hoặc một quốc gia là trụ cột tinh thần hỗ trợ người đó, dân tộc đó và quốc gia đó. Nếu một người không có tín ngưỡng , hoặc chỉ tin vào cuộc sống vật chất và tiền bạc thì sẽ không tin vào sự tồn tại của nhân quả. Điều gì đáng sợ hơn một con người không biết sợ nhân quả? Anh ta sẽ không có bất cứ sự kính nể nào, cũng không có bất cứ sự sợ hãi nào. Khi lợi ích gặp nguy hiểm, họ sẽ từ bỏ đạo đức và lương tâm. Đối với người này mà nói đạo đức sẽ chỉ là công cụ để họ che đậy. Về bản chất, họ vô cùng coi thường luật pháp, coi thường cả Thiên pháp, làm bất cứ điều gì họ muốn và không điều ác nào không dám làm. Thậm chí, họ còn mất đi những giá trị cơ bản nhất của đạo đức con người. Thế thì người ta có khác chi muông thú đây?

Đạo đức đã trở thành một chiếc áo khoác lỗi thời, khi muốn thì khoác lên mình, khi không muốn thì cởi nó ra và không bao giờ quan tâm đến nó nữa. Đạo đức sẽ không tồn tại lâu dài với họ và sẽ không trở thành sự phòng thủ vĩnh cửu của họ. Một khi lợi ích của họ bị mâu thuẫn, họ sẽ từ bỏ đạo đức, vì họ không tin vào sự tồn tại của các quy luật siêu nhiên hơn đang chi phối và giúp duy trì đạo đức nhân loại.

Chúng ta nên có sự kính nể, đầu tiên là kính nể tự nhiên. Thời đại trước đây, non xanh nước biếc, đó là những báo đáp của thiên nhiên dành cho con người. Chúng ta nên kính nể sinh mệnh, mỗi loài vật đều đến với thế giới này không hề dễ dàng. Chúng ta nên hiểu rằng, khi con người phá hủy cuộc sống của những sinh mệnh khác, chúng ta cũng đang hủy hoại cuộc sống của chính mình! Khi chúng ta kính nể các sinh mệnh, ta sẽ không thể vin vào cái cớ vì sự sống còn của mình mà tước đoạt mạng đi cuộc sống của những sinh mệnh khác. Chỉ bằng sự kính nể sinh mệnh, chúng ta mới có thể thực sự bảo vệ môi trường sống của chính mình và thực sự xây dựng một xã hội hài hòa. Chỉ với sự kính nể, mới có thể có một xã hội trật tự, và chỉ khi sống trong một xã hội có trật tự mới có thể có sự bình yên cho gia đình và mỗi cá nhân. 

Con người không có kính nể thì không có liêm sỉ, những điều như biết hàm ơn, các khái niệm Thiên Địa quỷ thần, sinh mệnh, cha mẹ, thầy cô giáo, đạo đức, pháp luật… tất cả không còn được nói đến nữa. Người ta coi bản thân mình mới là bậc nhất trong thiên hạ, chuyện gì cũng có thể làm ra. Con người dám phá hủy cả thiên nhiên, thậm chí dám đục thủng cả bầu trời. Vì vậy có thể nói, khi không có sự kính nể, con người đang bước tới con đường tự hủy diệt.

Bởi vậy, tín ngưỡng vào Thần linh chúng ta sẽ được Thần Phật che chở, bảo hộ, ban cho phúc phận và trí huệ. Chẳng vậy mà những bậc vĩ nhân, các nhà khoa học vĩ đại của thời kỳ khoa học phát triển cường thịnh trong lịch sử như: Nicolaus Copernicus, Galileo Galilei, Isaac Newton, James Clerk Maxwell, Albert Einstein, v.v… đều thừa nhận bản thân mình là những tín đồ tuyệt đối tin vào Sáng Thế Chủ, cho rằng thế giới này là kiệt tác của Thần và đang chờ đợi các nhà khoa học đi phát hiện và chứng thực…
Mỗi chúng ta đều mong muốn được bình an, có chỗ đứng trong Trời đất, vậy nhất định phải tín ngưỡng vào Thần linh!

Chân Tâm biên tập
Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 15

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều