spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Phong trào “Đưa lúa lên núi” của Trung Quốc trở thành thảm họa

Tân Thế Kỷ – Gần đây, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã hứng chịu những trận mưa lớn, khiến chính sách “thay rừng bằng đất nông nghiệp” và “đưa lúa lên núi” của chính quyền Trung Quốc trở thành thảm họa, vì mưa lớn dẫn đến sạt lở đất làm cho đồng ruộng bị tàn phá, thậm nhà dân dưới chân núi cũng bị ảnh hưởng.

Phong trào “Đưa lúa lên núi” của Trung Quốc trở thành thảm họa
Những trận lở đất do mưa lớn đã phá hủy các ruộng lúa bậc thang trên núi ở Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình: NTDTV

Theo tin tức do Cục Khí tượng Vân Nam công bố, kể từ ngày 12/6, Côn Minh, Ngọc Khê, thành phố Lâm Thương, quận Nộ Giang, quận Hồng Hà, quận Văn Sơn, Đại Lý, Lệ Giang, Đức Hồng, Bảo Sơn và những nơi khác ở Vân Nam đã bị mưa lớn và xối xả dẫn đến lũ lụt và sạt lở đất .

Một video do cư dân mạng cung cấp cho thấy mưa lớn đổ xuống thành phố Lâm Thương vào ngày 14/6, gây ra thảm họa lở đất. Sau khi nhiều ngọn đồi ở địa phương bị biến thành ruộng lúa, do không có cây cối và thảm thực vật bảo vệ nên dòng nước lũ trực tiếp từ trên núi đổ xuống, toàn bộ ruộng lúa trên núi đều bị cuốn trôi, dòng nước đục ngầu ập thẳng vào nhà người dân.

Trong những năm gần đây, để đảm bảo an ninh lương thực, ĐCSTQ đã thực hiện nhiều chiến dịch như “thay rừng bằng đất nông nghiệp” trên toàn quốc, và bây lại tạo ra chiến dịch “đưa lúa lên núi”.

Một đoạn video được đăng trên Internet cho thấy chính quyền tỉnh Vân Nam đã điều động những chiếc máy xúc lớn đến để san bằng cây cối trên núi, đào bới thảm thực vật và biến những ngọn đồi xanh thành ruộng bậc thang.

Chu Hữu Dũng (Zhu Youyong) – người được mệnh danh là “Viện sĩ khoai tây”, đã phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái rằng: “Việc đưa lúa lên núi rất được người dân hưởng ứng và bát cơm đã nằm chắc trong tay họ”.

BN 3 jpeg 3

Tuy nhiên, theo Vương Duy Lạc, một chuyên gia về bảo tồn nước và sinh thái sống ở Đức, kết quả của việc thực hiện chính sách phá rừng để trồng cây nông nghiệp của Trung Quốc chỉ có thể là những thảm họa địa chất nghiêm trọng.

Quả đúng như vậy, các chính sách vi phạm quy luật tăng trưởng và hủy hoại môi trường sinh thái của ĐCSTQ đã gây ra một loạt kết quả xấu. Do thiếu nước nên việc tưới tiêu cho các cánh đồng lúa đã trở thành một vấn đề nan giải.

Một nông dân đã đăng một video lên mạng xã hội và phàn nàn rằng: “Lúa đã được cấy, nhưng bây giờ không có nước, đường ống cũng không có nước. Không ai quan tâm, và tôi không biết có phải là họ (ĐCSTQ) đang lừa phỉnh những nông dân như chúng tôi không?”.

Ngoài ra, nếu có mưa lớn thì những ngọn núi trơ trọi này sẽ gây ra thảm họa sạt lở đất và lũ quét. Cảnh tượng “Lúa lên núi, nước chảy xuống núi” không chỉ xuất hiện ở Vân Nam mà còn ở những nơi khác.

Trước đó, một đoạn video do cư dân mạng đăng tải cho thấy nhiều cánh đồng lúa bị chuyển đổi lên núi không chịu được mưa lớn, nên đã gây ra lở đất và lũ ào ạt đổ xuống núi, đe dọa sự an toàn của người dân bên dưới.

Kinh Sở (Jing Chu), một nhà văn mạng ở Quảng Tây, nói với kênh NTDTV rằng: “Phong trào hiện nay giống với mô hình của Đại Nhảy Vọt. Đại Nhảy Vọt và quá trình luyện gang thép vào thời đó đã dẫn đến nạn đói lớn khiến 50 triệu người Trung Quốc chết đói. Hiện tại, nông dân hoàn toàn không kiếm được tiền từ việc trồng lúa và họ không thể nuôi sống gia đình mình. Chính quyền đã hành động liều lĩnh, phương thức “thay rừng bằng đất nông nghiệp” đã phá hủy rất nhiều cây trưởng thành. Hành vi liều lĩnh này chỉ có thể là chuyện xấu, và nó chính là một loại tội ác”.

Rừng là hệ sinh thái trên cạn phức tạp, có nhiều chức năng và ổn định nhất trên Trái đất. Các chức năng của nó bao gồm cung cấp nhiên liệu, cung cấp gỗ, bảo tồn nước và đất, ngăn gió và cát, điều hòa khí hậu, lọc không khí, giảm khói bụi, làm đẹp môi trường, ngăn ngừa thiên tai, v.v.  

Theo ông Vương Duy Lạc, trong trận lũ lụt lớn năm 1998 ở sông Dương Tử, các trí thức Trung Quốc đã giúp chính quyền tìm ra nguyên nhân gây ra lũ lụt trên sông Dương Tử, và đó là do nạn phá rừng ở trung và thượng lưu con sông Dương Tử này.

Để tránh thảm họa lũ lụt trên sông Dương Tử xảy ra lần nữa, theo báo cáo chính thức của ĐCSTQ, lúc đó họ đã thực hiện các biện pháp như “thay đất canh tác bằng trồng rừng” ở lưu vực sông Dương Tử (nghĩa là trồng rừng trên những mảnh đất nông nghiệp mà trước đó đã phá rừng để trồng cây lương thực), và kết quả là diện tích đất xói mòn đã giảm hàng năm. Đến năm 2020, diện tích xói mòn do nước và đất ở lưu vực sông Dương Tử đã giảm xuống còn 337.000 km vuông. Nó đã trở lại mức của những năm 1950. Có thể nói rằng đây là một dấu hiệu tốt và một sự cải thiện sau khi trải qua bài học lịch sử

Cho nên ĐCSTQ đều có hiểu biết và bài học về việc phá rừng trồng lúa sẽ mang lại hậu quả như thế nào. Tuy nhiên chính quyền hiện tại vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách như “thay rừng bằng nông nghiệp” và “đưa lúa lên núi” với mục tiêu là đảm bảo an ninh lương thực. 

Có thể thấy trong tương lai, diện tích đất và nước bị xói mòn ở Trung Quốc sẽ tăng lên, và các thiên tai cùng lũ lụt sẽ tiếp tục trầm trọng hơn.

Xem video: https://youtu.be/7pa1aB_qpEk

Hoàng Dung (t/h)

Theo NTDTV, aboluowang

Xem Thêm:

Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Bill Gates trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Tỷ lệ kết hôn của Trung Quốc thấp nhất trong hơn ba thập kỷ qua

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều