spot_img
25 C
Vietnam
Thứ Ba,14 Tháng Năm
spot_img

Giới trẻ đua nhau hút “bóng cười”, bất chấp hiểm họa khôn lường phía sau

Vài năm trở lại đây, “bóng cười” đã trở thành món “đồ chơi” gây nghiện và thể hiện đẳng cấp của một bộ phận giới trẻ. Điều này khiến rất nhiều phụ huynh lo lắng trước hiểm họa khôn lường về sức khỏe từ những quả bóng này.

Chỉ có “gà” mới không biết sử dụng “bóng cười”

Đó là câu nói dùng để khích nhau của những bạn trẻ mới lớn. Một bộ phận giới trẻ hiện nay có thú tiêu khiển tại những quán bar, cà phê vỉa hè,… bằng cách sử dụng “bóng cười” để thể hiện sự sành điệu, đẳng cấp.

Theo PNVN, một số quán bar trên phố Thánh Thịnh, Nam Đồng (quận Đống Đa, Hà Nội) như: L.L; Th.K; K.L, hàng đêm từ 20h trở đi, các dân chơi tấp nập “cập bến”. Họ đa phần đều là những bạn trẻ, gồm cả nam lẫn nữ.

Phụ huynh lo bảo vệ con trước vấn nạn
Nhiều thanh thiếu niên vào Bar sử dụng bóng cười và chất cấm để thể hiện bản lĩnh dân chơi (Ảnh PNVN)

Dưới ánh đèn sân khấu, những bạn trẻ đang nhảy múa cháy hết mình cùng tiếng nhạc với âm thanh “cực đại”. Sau khi khai màn bằng đồ uống như bia, rượu, thì các dân chơi dùng đến “bóng cười”.

Mỗi quả bóng cười trong các quán Bar như thế này được bán với giá từ 99 nghìn đến 200 nghìn đồng. Người ít thì sử dụng 1-2 quả, nhưng cũng có những người “chơi sâu” có thể sử dụng đến hàng chục quả mỗi đêm.

Quán B. ở Yên Phụ (quận Ba Đình, Hà Nội) cũng là một địa chỉ hoạt động rất sôi nổi. Tại đây, hệ thống đèn nháy hiện đại, âm thanh được mở hết công suất. Khói shisha và chất kích thích nồng nặc… hàng chục thanh niên hít “bóng cười”, toàn thân run rẩy, có dấu hiệu “phê”, mất kiểm soát, nhảy múa theo tiếng nhạc mạnh.

Một nữ sinh ở Hà Nội cho biết: “Vào bar phải chơi bóng cười, phải hút Shisha mới thể hiện đẳng cấp, mới biết cái cảm giác phê pha bay bay. Lúc trước mình không biết chơi, nhưng vài lần đi với bạn vào bar mình cũng sử dụng rồi thành quen. Giờ lên bar mà không chơi thì khó chịu lắm, không thấm được cái thú vui trên bar”.

Phạm Thanh Tùng, sinh viên một trường Đại học ở Hà Nội, cho hay: “Đã vào bar thì ai chẳng biết chơi bóng cười, không biết chơi thì gà quá, phải chơi mới thể hiện được đẳng cấp, mới biết thế nào là bay trong tiếng nhạc sàn”.

Phụ huynh lo bảo vệ con trước vấn nạn "bóng cười": Bài 1 - Thú chơi độc hại- Ảnh 1.
Bóng cười và Shisha là những thứ được nhiều bạn trẻ sử dụng trong một số quán bar. (Ảnh PNVN)

Trong một bài viết của báo Thanh Niên, cứ khoảng 20 giờ, dọc 2 bên đường Phạm Văn Đồng (TP. HCM) tấp nập người qua lại, đổ về vui chơi. Hai bên đường xuất hiện ánh đèn sáng trưng, nhấp nháy chói mắt hắt ra từ các quán cà phê, karaoke. Các hoạt động của quán xá phục vụ khách ở đây luôn nhộp nhịp. Đây cũng trở thành “phố” ăn nhậu, karaoke, “cà phê bay”…

bong cuoi
Người trẻ công khai sử dụng bóng cười ở phố Tây Bùi Viện – Ảnh: Kenh14

Khoảng 20 giờ 50, tại quán T. trên đường Phạm Văn Đồng (P.11, Q.Bình Thạnh), một bàn gồm 3 cô gái trẻ gọi bia và bóng cười ra hút. Trong số đó, một người hút liên tục không nghỉ trong nhiều giờ. Nam nhân viên của quán mỗi khi thấy tín hiệu từ nhóm người này gọi bóng sẽ lập tức vào trong để bơm. Trung bình cứ 30 phút, nhóm này hút hết 10 quả bóng cười.

Phụ huynh lo bảo vệ con trước vấn nạn "bóng cười": Bài 1 - Thú chơi độc hại- Ảnh 2.
Tràn lan bóng cười trong quán bar (Ảnh PNVN)

Một trong những điều khiến một số người trẻ “thích” là khi hút bóng cười mang lại cảm giác phấn khích, tạo ảo giác không thể kiểm soát. Người hít chìm trong hoang tưởng về không gian và cảnh vật xung quanh, như đang “mất trí nhớ tạm thời”.

T. (23 tuổi) cho biết, chơi bóng cười hơn 1 năm nay cho biết, thời gian đầu T. dùng ít, chỉ 1 – 2 quả và có cảm giác “phê”. Dần dần, T. ghiền cảm giác này, số lượng dùng ngày một tăng. Hiện nay, T. có thể hít tới 15 – 20 quả cho 1 lần chơi và thường xuyên dùng.

Sai Luật định, hủy hoại sức khỏe, lệch lạc trong lối sống

Việc kinh doanh và sử dụng bóng cười là hành vi bị pháp luật cấm, nhưng có thể do lợi nhuận cao đem lại, nhiều cơ sở vẫn tổ chức kinh doanh núp bóng dưới nhiều hình thức cho các dân chơi trong độ tuổi thanh thiếu niên.

Sở dĩ bóng cười được giới trẻ chuộng bởi mùi vị thơm ngọt, cảm giác lâng lâng, hưng phấn gây cười sau khi sử dụng. Trong giới trẻ, có quan niệm chơi bóng cười và hút shisha mới là cách để thể hiện đẳng cấp. Cũng vì thế mà các “nam thanh nữ tú” bỏ qua những tác hại khôn lường của loại khí này để sử dụng.

Bóng cười bản chất là bóng bay được bơm đầy khí N20. N2O (Dinitơ oxit hay nitrous oxide) hay còn gọi là khí cười là một trong những hợp chất vô cơ không màu, vị ngọt nhẹ. Chất này ban đầu sử dụng trong lĩnh vực gây mê trong Y khoa. Ngoài tác dụng an thần, giảm đau, khi hít khí N20 sẽ gây nên tình trạng kích thích, phấn khích, ảo giác gây cười. Tuy nhiên những hậu quả nghiêm trọng có thể gặp phải khi sử dụng N20 rất nhiều mà hầu hết người sử dụng, đặc biệt các bạn trẻ thường không biết.

 

Bác sĩ Nguyễn Đức Hưng (Bắc Ninh), chia sẻ: “Việc giới trẻ hít bóng cười sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ, tác hại nhẹ thì có biểu hiện tê chân tay, giảm trí nhớ, rối loạn nhịp tim, suy giảm sức khỏe. Còn nặng thì tổn thương đến hệ thống tủy sống, tổn thương não và rối loạn tâm thần. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề từ tác hại của bóng cười nên khó có thể hồi phục tổn thương, gây tàn phế suốt đời. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu chậm trễ trong việc điều trị. Điều nguy hiểm hơn, người thường xuyên sử dụng bóng cười sẽ dẫn đến nghiện và dần dần sẽ tiếp tục tìm đến các loại ma túy khác như cần sa, ma túy tổng hợp để thỏa mãn thú vui lệch lạc. Tôi cho rằng các hành vi sử dụng bóng cười ngoài việc vi phạm điều cấm của pháp luật, thì còn là hành vi tự hủy hoại bản thân của giới trẻ”.

bong cuoi nuoc mat lan dai 1 1030
Nguy cơ ngộ độc N20 nếu hít bóng cười trong thời gian dài.

Tiến sĩ Lê Thị Thu Hà – Trưởng phòng điều trị nghiện chất Viện Sức khỏe tâm thần, Bạch viện Bạch Mai – tại một cuộc Hội thảo về sử dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên, cho biết: “Tình trạng sử dụng chất gây nghiện ở thanh thiếu niên đang ngày càng gia tăng, đặc biệt nữ giới có xu hướng sử dụng các chất này tăng lên, không ít trường hợp nhập viện trong tình trạng hoang tưởng do sử dụng chất gây nghiện kéo dài”.

Ngày 21/9 ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, H. – nữ sinh 19 tuổi cũng nhập viện vì ngộ độc khí cười N2O vì hít bóng cười liên tục suốt 4 tháng với số lượng 5 bình/ngày, tương đương với hít 20 quả bóng cười/ngày.

Hiểm họa Bóng cười trở thành hiện tượng với những câu chuyện gây sốc giới Vbiz, chuyên gia văn hoá lên tiếng - Ảnh 2.
Thanh niên ở Hải Phòng liệt cơ vì hút 5-10 bình khí cười/ ngày. Ảnh: BVCC

TP.HCM cũng ghi nhận nhiều trường hợp người trẻ nhập viện vì thú chơi này, gần đây nhất là một nữ bệnh nhân 26 tuổi, thường xuyên sử dụng bóng cười, 1 tuần 2 – 3 lần trong 5 năm nay, mỗi lần sử dụng 5 – 7 quả.

Trên thực tế, đã có nhiều bệnh nhân nhập viện cấp cứu vì thói quen sử dụng bóng cười, dẫn đến rối loạn tâm thần, hoang tưởng, có những bệnh nhân nặng hơn thì nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bị liệt tứ chi, tổn thương nghiêm trọng tủy sống và hệ thần kinh. Theo các bác sĩ, thì những trường hợp bệnh nặng, dù có cứu chữa được, thì liệu trình điều trị đối với bệnh nhân này có thể phải kéo dài hàng tháng và để lại nhiều di chứng về sau.

Người sử dụng bóng cười có vi phạm pháp luật không?

Theo Điều 6 của Luật Đầu tư 2014, các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh hiện nay gồm có: Kinh doanh các chất ma túy; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã; Kinh doanh mại dâm; Kinh doanh pháo nổ… và không cấm kinh doanh mặt hàng chứa hóa chất N2O.

Có thể thấy, sản xuất, kinh doanh bóng cười không nằm trong Danh mục hàng hóa bị cấm tại Việt Nam.

Tuy nhiên bóng cười thuộc danh mục hóa chất hạn chế kinh doanh, sản xuất và chỉ được sử dụng trong mục đích công nghiệp. Do đó để kinh doanh và sản xuất mặt hàng này cần đáp ứng điều kiện nhất định.

Như vậy, sản xuất, kinh doanh… chất N2O để sử dụng trong công nghiệp, phát triển kinh tế, xã hội… vẫn được thực hiện nhưng phải đảm bảo đúng những quy định chặt chẽ của pháp luật.

Nhưng trên thực tế hầu hết các cơ sở kinh doanh hiện nay chưa đáp ứng điều kiện. Do đó nếu bị phát hiện các cơ sở này sẽ bị phạt.

Hiện nay, khí N2O không nằm trong mục các chất ma túy được ban hành theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 60/2020/NĐ-CP).

Vì thế người sử dụng bóng cười sẽ không bị coi là vi phạm pháp luật vì không nằm trong danh mục cấm. Tuy nhiên, vì khí N2O bị hạn chế sản xuất kinh doanh và chỉ được dùng trong các lĩnh vực công nghiệp và y tế nên nếu kinh doanh, sản xuất khí N2O không đúng quy định này sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Trước những nguy hiểm do bóng cười đem lại Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có Công văn số 5051/UBND-KGVX gửi Bộ Y tế đề cập đến tác hại của bóng cười từ đó đề nghị chính thức cấm sử dụng hình thức này trong giải trí. Bộ Y tế đã có văn bản phúc đáp và đồng ý với chủ trương của Thành phố Hà Nội. Do đó kể từ 29/5/2019 việc sử dụng khí N2O với mục đích vui chơi giải trí tại Hà Nội là không được phép.

 

Nghi Vân (t.h)

bang chung 1 1

Xem thêm:

Hiểm họa khủng khiếp sau trào lưu “hút vape… cho ngầu” của giới trẻ

Trung Quốc: Rộ lớp học “đào tạo kẻ thứ ba” dấy lên sự suy đồi đạo đức

10 bức ảnh bí ẩn và nổi tiếng nhất trong lịch sử đương đại

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều