Reuters đưa tin – Theo ba nguồn thạo tin, kế hoạch cung cấp dịch vụ liên lạc bằng vệ tinh Starlink cho Việt Nam của SpaceX đã bị hoãn lại, đồng thời việc hỗ trợ cho máy bay không người lái của cảnh sát biển Việt Nam cũng bị ngừng lại.
Nhiều quốc gia Đông Nam Á hiện đang có kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng internet sau khi xảy ra sự cố ngừng hoạt động tại 5 tuyến cáp quang lớn dưới nước gần đây. Việt Nam cũng là một trong những nước đang cần dịch vụ vệ tinh cho các khu vực miền núi rộng lớn và trên biển.
Một nguồn tin trong ngành cho biết các cuộc thảo luận giữa công ty của Elon Musk và chính phủ Việt Nam đã diễn ra trong nhiều tháng, theo đó các lãnh đạo cấp cao của SpaceX đã tham gia vào một phái đoàn kinh doanh lớn của Hoa Kỳ tới Việt Nam vào tháng 3 năm ngoái.
Theo Reuters – Một quan chức Việt Nam xác nhận SpaceX và đại diện Bộ thông tin trong nước đã tổ chức một số cuộc họp ít nhất là từ giữa năm ngoái cho đến tháng 11 năm ngoái.
Không có nguồn tin nào cho biết liệu các cuộc đàm phán có được tiếp tục hay không.
Ba nguồn tin của Reuters, một nguồn là từ khu vực tư nhân và hai nguồn khác là từ các cơ quan nhà nước Việt Nam, đều từ chối nêu tên vì thông tin vẫn chưa được công khai.
SpaceX và Bộ thông tin Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận. Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Nguồn tin trong ngành cho biết – SpaceX đang tìm kiếm một ngoại lệ đối với các quy định của Việt Nam, trong việc giới hạn quyền sở hữu nước ngoài đối với 50% cổ phần không kiểm soát của các công ty viễn thông có cơ sở hạ tầng mạng.
Tuy nhiên, việc sửa đổi luật viễn thông của Việt Nam được quốc hội thông qua vào tháng 11 đã không làm giảm bớt các giới hạn mà SpaceX kỳ vọng.
Trong dự thảo nghị định được ban hành vào tháng 2 nhằm thực thi luật sửa đổi, cơ quan chức năng đã bổ sung thêm các yêu cầu đối với các nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh về sự hiện diện tại địa phương và kiểm soát lưu lượng dữ liệu.
Nguồn tin trong ngành cho biết SpaceX cũng đã thảo luận với Việt Nam về việc cung cấp dịch vụ công nghệ cho các tiền đồn quân sự.
Theo dữ liệu từ các dịch vụ theo dõi tàu thuyền, các tàu Trung Quốc, bao gồm tàu cảnh sát biển và tàu nghiên cứu, đã thường xuyên đi qua Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, trong khi chính phủ Việt Nam luôn lên án và phản đối điều đó.
Trước đó, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả các khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế được quốc tế công nhận của Việt Nam, với độ dài khoảng 200 hải lý (370 km) tính từ bờ biển của đất nước.
Tháng trước, một bài xã luận trên một trong những ấn phẩm quân sự của Trung Quốc đã mô tả việc triển khai Starlink là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh tài sản không gian của nhiều quốc gia”.
Bộ quốc phòng Trung Quốc đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters.
Hoàng Dung biên dịch
Theo Reuters
Xem Thêm:
Philippines phát hiện 50 tàu Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông
Trung Quốc: 3 người trong một gia đình đều qua đời vì bị bức hại
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*