spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Thú chơi mũ cói nhà giàu

Mũ cói Panama không nhãn hiệu, có thể bị nhầm với mũ cói “hàng chợ”, nhưng nhiều người sẵn sàng chi vài nghìn USD để sưu tầm.

Thú chơi mũ "cói nhà giàu"
Anh Trân Hải Đông (trái) đội chiếc mũ cói Panama có đan nickname của mình Big pilot daddy, trong một sự kiện ra mắt một tòa nhà ở Hà Nội năm 2022. Bên cạnh là fashionista Thuận Nguyễn. Ảnh: Nhân vật cung cấp cho VNE

Trong hành lý tất cả những chuyến du lịch của chị Q. T. (50 tuổi) ở TP. HCM không thể thiếu chiếc mũ cói Panama. Chị dùng để phối với đủ kiểu trang phục, từ chiếc đầm maxi cho tới bộ bikini.

Trong những cuộc gặp gỡ kinh doanh, ký kết hay những bữa tiệc sang trọng, người phụ nữ này vẫn không rời chiếc mũ. “Hiếm có một món đồ nào lại đa năng như chiếc mũ cói này. Tôi nghiện nó ngay lần đầu tiên sử dụng”, chị Q. chia sẻ.

Là một tín đồ hàng hiệu có tiếng song chị Quyên chỉ biết loại mũ này hai năm trước. Thích thú vì đội lên nhẹ và mát, chị mới tìm hiểu về lịch sử chiếc mũ và bắt đầu phát cuồng với nó.

Đến nay chị sưu tầm được 6 chiếc, trong đó hai chiếc đan tên mình giá khoảng 350 triệu đồng. Bốn chiếc còn lại là các kiểu dáng khác nhau để có thể phối được với nhiều trang phục, giá lần lượt từ 8 đến 18 triệu đồng.

Ở Hà Nội, anh T. C. T., chủ tịch hội đồng quản trị hai công ty về viễn thông và truyền thông, xem những chiếc mũ là một “đặc điểm nhận dạng”. Anh có bộ sưu tập hàng chục chiếc, trong đó những chiếc mũ cói được làm thủ công đắt đỏ nhất.

Anh Đ. M., ông chủ của chuỗi hệ thống ẩm thực nổi tiếng, cho biết dùng mũ này mọi dịp trong cuộc sống hàng ngày vì sự tiện lợi, sang trọng. Không mê như các thú chơi khác nhưng anh cũng có bốn chiếc.

IMG 9743 7475 1693136513 9386 1693209673
Anh T. H. Đ. đội chiếc mũ cói Panama có đan nickname của mình Big pilot daddy, trong một sự kiện ra mắt một tòa nhà ở Hà Nội năm 2022. Bên cạnh là fashionista Thuận Nguyễn. Ảnh: Nhân vật cung cấp/VNE

Mũ Panama là loại mũ thường có màu trắng, làm từ cây cọ paja toquilla ở Ecuador. Nghề đan mũ đã trở thành một ngành tiểu thủ công nghiệp ở đất nước Nam Mỹ này từ thế kỷ 16. Nổi tiếng nhất là mũ ở thị trấn Montecristi (tỉnh Manabi), bắt đầu được tầng lớp quý tộc châu Âu yêu thích từ cuối thế kỷ 18.

Tên gọi mũ Panama được ra đời trong cơn sốt vàng thế kỷ 19, khi được bán ở eo biển Panama – một điểm trao đổi hàng hóa sầm uất ở châu Mỹ trước khi kênh đào Panama được xây dựng.

Năm 1906, bức ảnh chụp tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt đội chiếc mũ này trong chuyến thị sát xây dựng kênh đào Panama xuất hiện trên trang nhất tờ New York Times chính thức đưa mũ Panama nổi tiếng toàn cầu.

Tạo hình của diễn viên trong những tác phẩm điện ảnh nổi tiếng như Paul Henreid và Sydney Greenstreet (Casablanca), Clark Gable (Cuốn theo chiều gió) hay Gregory Peck (Giết con chim nhại)… càng góp phần nâng tầm đẳng cấp cho những chiếc mũ này.

Mặt trong mịn màng, không một sợi thừa của một chiếc mũ handmade hoàn toàn. Năm 2012, Nghệ thuật đan mũ toquilla truyền thống của Ecuador được liệt vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể theo UNESCO.

tn 9 b65bb
Lãnh đạo Triều Tiên gây sốt với kiểu mũ Panama

Cựu phi công T. H.Đ. (Hà Nội) được xem là người có bộ sưu tập mũ Panama đắt đỏ nhất Việt Nam, cho biết đã mê mũ cói từ hồi còn là du học sinh ở Pháp. Anh mua nhiều chiếc hàng hiệu xa xỉ song khi đó vẫn không thể tìm được loại xịn nhất.

Theo các nghệ nhân, một chiếc mũ chất lượng cao có thể mất từ ba tháng đến một năm để hoàn thành, toàn bộ quá trình được thực hiện bằng tay. Bên cạnh độ mịn, tiêu chí quan trọng để đánh giá giá trị chiếc mũ nằm ở số lượng mũi đan trên một inch (2,5 cm). Số mối đan càng dày, sợi càng nhỏ, sự tỉ mỉ càng cao giá bán càng đắt đỏ.

Cụ thể loại mũ giá thấp nhất từ 11-12 mối đan có giá khởi điểm khoảng chục triệu đồng, thường do người mới vào nghề làm. Các loại từ 23-24 mối đan trở lên cần những người có tay nghề cao, giá cả có thể từ vài chục tới vài trăm triệu đồng. Loại cao cấp nhất có hơn 50 mối đan trên mỗi inch, sợi cói chỉ nhỉnh hơn sợi tóc, giá hàng tỷ đồng.

Cụ bà Chavez, 73 tuổi, ở Montecristi, Ecuador làm nghề từ tuổi 13 và đạt đến trình độ 40 mối đan trên mỗi inch. Hiện tuổi cao, bà thường làm công đoạn tước lá thành sợi và đan các nón dưới 17-18 mối đan. Gia đình cụ Chavez là một trong những địa chỉ anh Trần Hải Đông đặt mũ. Ảnh: Trần Hải Đông
Cụ bà Chavez, 73 tuổi, ở Montecristi, Ecuador làm nghề từ tuổi 13 và đạt đến trình độ 40 mối đan trên mỗi inch. Hiện tuổi cao, bà thường làm công đoạn tước lá thành sợi và đan các nón dưới 17-18 mối đan. Gia đình cụ Chavez là một trong những địa chỉ anh Trần Hải Đông đặt mũ. Ảnh: Trần Hải Đông/VNE

Đến nay anh sở hữu hàng chục chiếc mũ. Chiếc yêu thích nhất đan tên mình, có 17-18 mối đan, giá 84 triệu đồng. Anh cũng đang giữ chiếc mũ có tới 59 mối đan, cao hơn chiếc từng đi vào kỷ lục thế giới với 57 mối, được nghệ nhân Simon Espinal hoàn thành năm 2013. Chiếc này bán giá 25.000 USD thời điểm đó.

Từ đam mê, anh Đ. bắt đầu nhập khẩu mũ Panama về phục vụ giới nhà giàu Việt Nam. Không tiết lộ con số bán ra mỗi tháng nhưng anh Đông cho biết tới nay ở Việt Nam đã hình thành một cộng đồng chơi mũ Panama. Họ thường là doanh nhân, nghệ sĩ, người nổi tiếng. Tỷ lệ quay lại mua tiếp trên 65%, tỷ lệ mua trên hai lần là 27%. Số người sử dụng mũ vài trăm triệu được thửa riêng khá phổ biến, những chiếc mũ giá tỷ đồng cũng có.

Chủ một shop thời trang nam ở Hà Nội cho biết thêm thú chơi mũ Panama bắt đầu hình thành ở Việt Nam khoảng ba năm gần đây. Những loại có sẵn ở cửa hàng nằm giá từ 6 đến 20 triệu đồng. Còn mức cao cấp hơn thường phải đặt. Cửa hàng này từng đặt nhiều mũ có số mũi đan trên 30, giá hơn 100 triệu đồng.

Tháng trước, một khách hàng ở Nam Định đã đặt mua 5 chiếc, bốn chiếc có các kiểu dáng khác nhau, mua sẵn ở cửa hàng. Chiếc thứ 5 có 34-35 mũi đan, được nghệ nhân chứng nhận. “Chỉ những sản phẩm cao cấp mới có chứng nhận của nghệ nhân”, chủ cửa hàng nói.

Mũ cói được dệt từ khắp nơi trên thế giới. Nhiều nơi ở Trung Quốc cũng làm ra loại mũ theo kiểu dáng Panama. Người chơi cần tìm đến những nơi bán chuyên nghiệp nếu muốn mua một chiếc chuẩn.

Có thể nhiều người nghĩ chi hàng chục triệu mua mũ cói đội đầu là phí phạm, nhưng theo những người đã sử dụng, chiếc mũ handmade này là sự bổ sung hoàn hảo cho trang phục. Bên cạnh đó, họ còn dùng còn vì trân trọng loại mũ có tuổi đời hơn 600 năm, đang ngày càng mai một vì sự bủa vây của công nghệ đan hiện đại, trong khi công sức bỏ ra lớn.

“Giá trị của chiếc mũ không hẳn ở xuất xứ, mà đó là lao động và nghệ thuật”, một khách hàng tên Q. nói.

Theo Phan Dương/VNE.

7 phẩm chất một người mẹ cần có để dạy con thành người tốt

Chó Pitbull của con gái cắn chết mẹ ruột

9 hiện tượng trái đạo lý trở thành đương nhiên trong xã hội ngày nay

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều