spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Thực hư nhà trường “ép” mua balo đồng phục nếu không sẽ bị cấm vào trường

Tân Thế Kỷ – Hiệu trưởng Trường THPT Bình Phú (quận 6, TPHCM) xác nhận thông tin lan truyền về việc “ép” mua balo, đồng phục có liên quan tới đơn vị của mình. Tuy nhiên, ông phủ nhận các nội dung trên.

Lan truyền clip phản ánh về việc “ép” học sinh mua đồng phục

Một tài khoản mạng xã hội vừa đăng tải đoạn clip phản ánh việc thu nhận hồ sơ và tổ chức nhập học cho học sinh lớp 10, trong đó có cuộc trao đổi giữa học sinh và một người hướng dẫn về việc mua đồng phục đầu năm học.

Trong cuộc trò chuyện, một giọng người nữ hướng dẫn học sinh mua các loại đồng phục và nói rõ không đeo balo đồng phục, bảo vệ không cho vào cổng trường.

Cũng trong clip, nữ học sinh bày tỏ nguyện vọng chỉ muốn mua thêm áo đồng phục vì đã có váy, nhân viên nói không được vì “đồng phục tính theo đơn vị bộ”.

Nữ sinh này tiếp tục trình bày: “Tại nhà có mấy cái váy mới mua nữa sẽ bỏ uổng”.

Lúc này, nhân viên đề nghị: “Bây giờ mày không đủ ấy thì mua 2 bộ sơ mi, 1 bộ thể dục trước đi”.

Đoạn clip được cho là quay tại Trường THPT Bình Phú – một trường công lập nằm trên địa bàn quận 6, TPHCM.

Untitled 1b
Phiếu đăng ký đồng phục của Trường THPT Bình Phú được đăng tải lên mạng xã hội (Ảnh: MXH).

Không đề cập tới giá tiền của các món đồ, người đăng tải clip chỉ đưa ra thắc mắc liệu có nhất thiết phải đồng phục cả balo hay không và đồng phục có nhất thiết bắt buộc phải mua theo bộ hay có thể tách lẻ?

Đại diện nhà trường phủ nhận

Ông Trần Nghĩa Nhân – Hiệu trưởng Trường THPT Bình Phú – xác nhận đoạn clip trên phản ánh hoạt động tại trường này. Tuy nhiên, ông Nhân cho rằng sự việc không hoàn toàn như phản ánh.

Theo Hiệu trưởng, từ đầu, ông đã chỉ đạo không ép buộc học sinh bất cứ điều gì mà tùy nguyện vọng để đăng ký. Thông tin này cũng được đưa lên CLB Truyền thông của trường và giải đáp tới thí sinh.

“Cả balo hay đồng phục, nhà trường không bắt buộc học sinh phải mua. Thông tin không đeo balo, bảo vệ không cho vào cũng không chính xác. Số lượng học sinh mua balo cũng không phải tất cả”, ông Nhân khẳng định.

Riêng các nội dung trong clip, ông cho rằng đây là lời của nhân viên bán hàng, sau khi tiếp nhận phản ánh nhà trường đã có chấn chỉnh.

Trước đó, ngày 12/7, HĐND TPHCM đã thông qua nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024.

Trong đó, có 26 khoản thu thuộc 4 nhóm chính, bao gồm: Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa theo quy định; Các khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục thực hiện theo các đề án được phê duyệt; Các khoản thu dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán trú; Các khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh.

Mục mua sắm balo, đồng phục nằm trong 10 khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh

HĐND TPHCM quy định các mức cụ thể:

Tiền mua sắm đồng phục học sinh: 200.000-500.000 đồng/bộ.

Tiền học phẩm – học cụ – học liệu: 300.000-600.000 đồng/năm.

Tiền suất ăn trưa bán trú: 35.000 đồng/ngày.

Tiền suất ăn sáng: 20.000 đồng/ngày.

Tiền nước uống: 20.000 đồng/tháng.

Tiền khám sức khỏe học sinh ban đầu (bao gồm khám nha học đường): 50.000-70.000 đồng/năm.

Tiền sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh (tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh): 35.000-50.000 đồng/tháng.

Tiền dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số: 110.000 đồng/tháng.

Tiền trông giữ xe học sinh: 2.000 đồng/lượt.

Tiền tổ chức xe đưa rước học sinh: 8.000-10.000 đồng/km.

Mức thu được áp dụng với 2 nhóm học sinh: Nhóm 1 là học sinh tại các trường ở TP Thủ Đức và các quận: 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân. Nhóm 2 là học sinh tại các trường ở các huyện: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.

Đối với học sinh nhóm 2, mức thu tối đa các khoản thấp hơn khoảng 10.000-50.000 đồng so với nhóm 1.

Ép học sinh mua, may đồng phục mới có vi phạm pháp luật không?

Việc mua bán ( cụ thể là mua- bán đồng phục trong nhà trường) là một giao dịch dân sự, và điều kiện để giao dịch dân sự đó có hiệu lực thì việc mua bán đó phải dựa trên tinh thần tự nguyện, không mang tính chất cưỡng ép, các chủ thể tham gia giao dịch phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch, mục đích; nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, và hình thức của giao dịch phải phù hợp với quy định của pháp luật.

znews photo.zadn .vn uploaded pirr 2021 12 08 dong phuc 4
Việc mua bán là một giao dịch dân sự, và điều kiện để giao dịch dân sự đó có hiệu lực thì việc mua bán đó phải dựa trên tinh thần tự nguyện. – Ảnh minh họa. – Nguồn: giaoducthudo.giaoducthoidai.vn

Vậy, việc nhà trường ép học sinh phải mua mới, may mới đồng phục là không đúng với quy định của pháp luật dân sự và vi phạm về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Tuỳ vào hậu quả và hành vi mà nhà trường thực hiện có thể sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một số trường học đưa ra một số nội quy yêu cầu học sinh phải mặc đồng phục khi đến trường, rồi dùng nội quy trường học là phải mua đồng phục, may đồng phục hàng năm là hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật.

Tịnh Yên (t/h)
Nguồn: Dân trí

BN 2 jpeg 2

Lần đầu tiên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ đối thoại với giáo viên cả nước

Tranh luận gay gắt chuyện “muốn lắp điều hòa cho con thì học xong phải tặng lại trường”

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều