spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,8 Tháng mười
spot_img

Thuyết Big Bang sụp đổ, chuyện gì xảy ra với vũ trụ?

Thuyết Big Bang khẳng định vũ trụ của chúng ta được sinh ra trong một vụ nổ khổng lồ cách đây 13,8 tỉ năm. Hàng nghìn bài báo khoa học, sách giáo khoa, sách và bài báo phổ thông đã từng coi thuyết Big Bang như một sự thật đã được chứng minh.

Thuyết Big Bang đã sai?

Tuy nhiên, nhà vật lý plasma và thiên văn nổi tiếng Eric Lerner đã gây chấn động giới khoa học khi cho rằng vụ Big Bang chưa bao giờ xảy ra.

Ông lập luận: “Giả thuyết cho rằng vũ trụ đang giãn nở sau một vụ nổ khổng lồ cách đây 13,8 tỉ năm, nhưng ngày nay đã bị mâu thuẫn với vô số bằng chứng thiên văn học được tích lũy qua nhiều thập kỷ, bao gồm cả dữ liệu gần đây từ kính viễn vọng không gian James Webb của NASA”.

Thiên hà Xoáy nước được kính viễn vọng không gian Webb chụp
Thiên hà Xoáy nước được kính viễn vọng không gian Webb chụp – (Ảnh: NASA).

Dữ liệu này đã khiến 2 nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Adam Frank và Marcelo Gleiser – những người cho đến nay vẫn ủng hộ trung thành thuyết Big Bang – phải thừa nhận rằng lý thuyết này về cơ bản có điều gì đó sai lầm.

Theo các nhà khoa học, những dự đoán của thuyết Big Bang đã sai trong nhiều thập kỷ: Sai về nền vi sóng vũ trụ là nhiệt độ và độ mịn; sai về quy mô của những cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ; sai về sự dồi dào của lithium và helium; sai về kích thước, tuổi tác và độ sáng của các thiên hà xa xôi.

Lý thuyết mới nào thay thế Big Bang?

Nhưng nếu Big Bang không bao giờ xảy ra thì chuyện gì đã diễn ra trong vũ trụ?

Liệu có một lịch sử thay thế nào về tiến hóa vũ trụ đã thực sự được xác minh bằng các quan sát không? Và điều đã xảy ra ở thiên hà cách đây hàng tỉ hay hàng nghìn tỉ năm, có tạo ra sự khác biệt gì?

Trên thực tế, một lịch sử tiến hóa vũ trụ khác, được xác thực một cách khoa học đã và đang được tiếp tục phát triển trong nửa thế kỷ qua, bắt đầu từ công trình của nhà vật lý đoạt giải Nobel Hannes Alfvén và các cộng sự của ông.

Đây là mộtphương pháp mô tả định lượng – và dự đoán trước khi quan sát – những hiện tượng chính mà chúng ta thấy trong vũ trụ. Đồng thời sử dụng quá trình vật lý mà các nhà khoa học quan sát và nghiên cứu trên Trái đất và trong Hệ Mặt trời của chúng ta.

Nhà vật lý Lerner gọi phương pháp thay thế này là “plasma”. Vì plasma – chất khí dẫn điện – rất quan trọng để hiểu được sự tiến hóa của vũ trụ.

Nói cách khác, nếu muốn tìm hiểu về vũ trụ thực sự, phải sử dụng các quan sát để theo dõi sự tiến hóa thực tế của vũ trụ, theo từng bước ngược thời gian và hướng ra ngoài không gian.

Cần một cuộc “cách mạng” nghiên cứu

Khi các kính thiên văn trên mặt đất và trên không gian ngày càng nhìn xa hơn vào không gian, các nhà khoa học đã phát hiện những tập hợp thiên hà ngày càng lớn hơn tính toán trước đây.

Các cụm thiên hà gần như hình cầu được xâu thành chuỗi giống như các hạt trên những sợi trải dài hàng chục triệu năm ánh sáng. Những sợi này bị xoắn lại thành một hệ thống ngày càng lớn hơn, có bán kính mở rộng tới hơn 4 tỉ năm ánh sáng.

Các nhà khoa học có thể đo vận tốc mà các thiên hà đang chuyển động bên trong cấu trúc khổng lồ này. Thông thường, những vận tốc này không vượt quá khoảng 1.000km/giây, tức là khoảng 1/300 tốc độ ánh sáng.

Số học đơn giản cho các nhà khoa học biết những vật thể này phải khoảng 7.000 – 8.000 tỉ năm tuổi, hoặc lớn hơn khoảng 500 lần so với tuổi giả thuyết trước đây.

Sự tồn tại của những vật thể khổng lồ này là một trong những mâu thuẫn chính với những dự đoán của giả thuyết Big Bang.

Các nhà khoa học cho rằng đến lúc cần có một cuộc cách mạng trong nghiên cứu khoa học về khái niệm hình thành nên vũ trụ. Vì việc nghiên cứu bầu trời có thể dẫn đến những tiến bộ công nghệ cực kỳ cụ thể và quan trọng trên Trái đất.

Theo KH, TTO

Banner 1

Xem thêm:

“Đây chính là sự thật của vũ trụ”

Hàng trăm ngôi sao đã biến mất không dấu vết khiến các nhà khoa học hoang mang

Đi tìm nguồn gốc con người: Thiên địa huyền cơ bên trong hình vẽ Phục Hy và Nữ Oa

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều