spot_img
30 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Bê bối bệnh viện Trung Quốc: Bác sĩ đấm bệnh nhân ngay trên bàn mổ

Gần đây, một đoạn video trích xuất từ camera giám sát (CCTV) quay lại cảnh trong một ca phẫu thuật, một bác sĩ tại bệnh viện mắt Trung Quốc đã bất ngờ dùng tay đấm vào đầu bệnh nhân đang nằm trên bàn mổ. Tin tức trên ngay lập tức thu hút sự chú ý và khiến dư luận phẫn nộ.

Không dừng lại ở đó, tập đoàn đứng sau và các bệnh viện liên quan đến vụ việc trên cũng đã nổ ra một lượng lớn các vụ bê bối, thậm chí một vài bệnh viện còn dính líu đến hoạt động thu hoạch nội tạng sống.

Vào tuần trước, Ngải Phân (Aifen) – giám đốc khoa cấp cứu của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, đã tiết lộ một vụ việc “bạo lực y tế ” cách đây 4 năm trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo.

Bài đăng của bác sĩ Ngải cho biết – Bệnh nhân Đàm Quế Anh (Qin Guiying), 82 tuổi, trong lúc phẫu thuật đã phát ra âm thanh trên bàn mổ do bị đau. Tuy nhiên, Phùng Quế Cường (Feng Guiqiang), bác sĩ phẫu thuật trưởng của Bệnh viện Mắt Quý Cảng Ái Nhĩ (có trụ sở tại thành phố Quý Cảng, tỉnh Quảng Tây) thuộc Tập đoàn Nhãn khoa Ái Nhĩ và Chủ tịch bệnh viện không những không cố gắng an ủi hay giúp bệnh nhân giảm đau, mà còn dùng tay đấm vào đầu bệnh nhân. Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân đã bị mù mắt trái.

Trong đoạn phim CCTV đáng báo động được bác sĩ Ngải Phân đăng kèm lên weibo – một bác sĩ đang di chuyển đến chỗ một bệnh nhân được đắp một chiếc chăn phẫu thuật màu xanh đậm.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu cử động dưới tấm chăn, vị bác sĩ đã giáng ba cú đấm vào đầu bà. Sau đó, một nhân viên bệnh viện khác đã bước vào khung hình và giúp kiềm chế bệnh nhân đang vùng vẫy.

Tin tức trên đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận. Sau đó một ngày, Bệnh viện Mắt Quý Cảng Ái Nhĩ đã đưa ra tuyên bố phản hồi về vụ việc trên trang weibo chính thức của mình.

Tuyên bố cho biết – “Sự việc này xảy ra cách đây 4 năm (tức năm 2019), lúc đó thủy tinh thể bên phía mắt trái của bệnh nhân bị đục (đục thủy tinh thể) và trật thủy tinh thể. Vì vậy bệnh viện đã thực hiện cắt bỏ thủy tinh thể và phẫu thuật cắt dịch kính bán phần trước.

Tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật, do không dung nạp gây tê cục bộ, nên bệnh nhân đã đưa tay lên và cố chạm vào mắt. Mà vùng gần mắt là khu vực vô trùng để phẫu thuật, một khi chạm vào có thể gây nhiễm trùng và ca phẫu thuật sẽ bị hủy.

Bác sĩ vì muốn tránh nguy hiểm, nên trong trường hợp khẩn cấp, ông đã nhanh chóng dùng tay “gây áp lực” để nhắc nhở bệnh nhân, chứ không hề có động cơ hay hành vi hãm hại bệnh nhân”.

Bệnh viện cho biết bệnh nhân đã không thể hiểu hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật bằng tiếng phổ thông bời vì bà chỉ nói tiếng địa phương

Ngoài ra, tuyên bố của bệnh viện cũng đề cập rằng – bệnh nhân đã có những hiểu lầm sau ca phẫu thuật, nhưng sau khi được bác sĩ giải thích, hai bên đã loại bỏ hiểu lầm và đạt được sự thấu hiểu.

Tuy nhiên, hành vi “đánh vào mặt” của bác sĩ đối với bệnh nhân được đổi thành gây áp lực” trong tuyên bố của Bệnh viện Mắt Quý Cảng Ái Nhĩ đã khiến ngoại giới đặt ra nhiều nghi vấn.

Một bài báo đã đặt ra ba câu hỏi như sau: Thứ nhất, trong video, bệnh nhân dường như không cử động trước khi bị bác sĩ gây áp lực”.

Thứ hai, tại sao bệnh nhân lại có biểu hiện không dung nạp gây tê cục bộ khi phẫu thuật? Liệu đánh giá trước phẫu thuật có được đầy đủ hay không?

Thứ ba, khi trường hợp khẩn cấp xảy ra, để tránh nguy hiểm, bác sĩ phẫu thuật có thể nhờ các nhân viên y tế khác giúp kiểm soát bệnh nhân, tại sao lại áp dụng phương pháp gọi là “gây áp lực” đối với bệnh nhân đã 82 tuổi? Điều này có phù hợp không? Liệu điều này có làm tăng thêm nỗi sợ hãi của bệnh nhân và ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc phẫu thuật không?

Sau đó, vào đêm muộn ngày 21/12 – Tập đoàn Nhãn khoa Ái Nhĩ đã đưa ra tuyên bố khẩn cấp, thừa nhận rằng các bác sĩ không bao giờ được đối xử thô bạo với bệnh nhân vì bất kỳ lý do gì.

Đồng thời tuyên bố rằng – Bệnh viện Quý Cảng do không báo cáo vụ việc kịp thời và vi phạm nghiêm trọng quy định quản lý an toàn y tế. Nên giám đốc điều hành của Bệnh viện Quý Cảng Aí Nhĩ đã bị cách chức và bác sĩ phẫu thuật (trưởng khoa) đã bị đình chỉ chức vụ trong khi hai người tiếp tục bị điều tra thêm.

Bê bối của Tập đoàn Nhãn khoa Ái Nhĩ

Tập đoàn Nhãn khoa Ái Nhĩ tự nhận là tổ chức y tế niêm yết đầu tiên của Trung Quốc, hiện có tổng giá trị thị trường cổ phiếu hạng A là 146,3 tỷ nhân dân tệ (khoảng 20,5 tỷ USD).

Trang web chính thức của Tập đoàn cho thấy họ có ba công ty niêm yết ở Trung Quốc, Châu Âu và Đông Nam Á, đồng thời đã mở 816 bệnh viện và trung tâm nhãn khoa trên khắp thế giới, trong đó có 698 bệnh viện ở Trung Quốc đại lục. Năm 2022, số ca phẫu thuật ở Trung Quốc đại lục đã vượt quá 1,12 triệu ca.

Tuy nhiên, khi truy vấn thông tin rủi ro của tập đoàn Ái Nhĩ từ ứng dụng Tianyancha cho thấy – Nhiều bệnh viện thuộc Tập đoàn đã bị phạt vì vi phạm sử dụng bảo hiểm y tế, gian lận giá cả, bác sĩ hành nghề không có giấy phép, hư hỏng dụng cụ phẫu thuật và vi phạm quảng cáo. Một số Bệnh viện Mắt Ái Nhĩ đã bị các bên kiện về tranh chấp trách nhiệm pháp lý trong các thiệt hại y tế.

Ngải Phân, người vạch trần vụ tai nạn y tế kể trên, cho biết trên weibo rằng thực tế còn có nhiều vụ tai nạn khác đã xảy ra: “Nhiều vụ sai sót y khoa của họ đều bịt miệng bằng tiền. Chỉ cần giải quyết được bằng tiền thì họ không hề sợ hãi. Họ đã hối lộ các ban ngành địa phương và có nhiều ô dù bảo vệ.”

Vào ngày 21 tháng 12, Bác sĩ Ngải Phân cũng tiết lộ thêm rằng – Bệnh viện Mắt Quý Cảng Aí Nhĩ đã hối lộ 42 quan chức địa phương trong dịp Tết Trung thu. Thông tin bao gồm chức danh công việc của mỗi người và số lượng thẻ mua hàng mà họ nhận được, với tổng trị giá 59.000 nhân dân tệ (8.260 USD). Ngải Phân nhấn mạnh đây chỉ là tiền hối lộ của bệnh viện.

Bác sĩ Ngải Phân – giám đốc khoa cấp cứu của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, cũng là một trong những “người thổi còi” đã làm việc với bác sĩ Lý Văn Lượng nhằm tiết lộ sự thật về dịch bệnh Covid-19 vào 3 năm trước. Tuy nhiên, bà gần như bị mù mắt phải sau một cuộc phẫu thuật mắt tại bệnh viện Ái Nhĩ địa phương.

Nhưng báo cáo điều tra của Tập đoàn Ái Nhĩ về sự cố của bà cho biết điều này không liên quan trực tiếp đến cuộc phẫu thuật.

Ngải Phân cực kỳ không hài lòng với kết quả này nên bà đã tiếp tục vạch trần những bê bối tại Bệnh viện Ái Nhĩ kể từ đó. Hành động của bà được đông đảo nạn nhân ủng hộ. Weibo cá nhân của Ngải Phân gần như đã trở thành nguồn tin tức về những vấn đề lớn ở bệnh viện mắt Ái Nhĩ.

Chi nhánh Bệnh viện mắt Ái Nhĩ bị nghi ngờ thu hoạch nội tạng sống

Trên trang web của Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công có trụ sở tại nước ngoài cho biết – Bệnh viện Mắt Côn Minh Ái Nhĩ ở tỉnh Vân Nam và Bệnh viện Mắt Nam Kinh Ái Nhĩ ở tỉnh Giang Tô đều được liệt kê là các đơn vị chịu trách nhiệm và “bị nghi ngờ thu hoạch nội tạng sống ”.

Trong số đó, Bệnh viện Mắt Côn Minh Ái Nhĩ tuyên bố giác mạc của họ có đủ nguồn cung cấp và đang dẫn đầu ca ghép giác mạc ở tỉnh Vân Nam. Ngoài ra, Bệnh viện Mắt Nam Kinh Ái Nhĩ cũng đã thực hiện 15 trường hợp phẫu thuật tạo hình giác mạc bằng tấm mỏng chỉ trong 20 tháng. Bệnh viện Mắt Ái Nhĩ ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh cũng nói với các nhà điều tra rằng chỉ mất “khoảng một tuần đến một tháng” là có được giác mạc tươi.

Theo thông tin công khai – Trần Bang, người sáng lập Tập đoàn nhãn khoa Ái Nhĩ, hiện là người giàu nhất tỉnh Hồ Nam. Ông đứng thứ 21 trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc do Forbes công bố năm ngoái với tài sản ròng lên đến 11,2 tỷ USD.

Tuy nhiên, Trần Bang không có kiến ​​thức y khoa mà chỉ là một doanh nhân. Ông từng là một người lính và làm đại lý thiết bị, kinh doanh bán buôn bất động sản. Từ năm 1997, Trần Bang đã sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính và các phương tiện khác để giới thiệu thiết bị y tế tiên tiến cũng như nhận thầu hợp đồng tại các bệnh viện công.

Năm 2003, Trần Bang đã thành lập 4 bệnh viện mắt ở Trường Sa, Vũ Hán và Thành Đô, đồng thời dấn thân vào con đường chuỗi thương hiệu nhãn khoa. Tập đoàn của ông đã phát triển nhanh chóng thông qua tài trợ thị trường vốn, đồng thời sáp nhập và mua lại nhiều bệnh viện.

Chỉ trong 20 năm, Bệnh viện Mắt Ái Nhĩ đã mở rộng từ 4 bệnh viện ban đầu lên hơn 800 bệnh viện và trung tâm nhãn khoa trên toàn thế giới, với trung bình mỗi năm có thêm 40 bệnh viện mới.

Về vấn đề này, nhà văn độc lập Gia Cát Minh Dương cho biết: “Ngành y tế là một ngành rất đặc biệt. Nó đòi hỏi nhân sự chuyên nghiệp, công nghệ xuất sắc, tinh thần trách nhiệm cao, lợi ích cộng đồng và tiêu chuẩn đạo đức. Với sự gia tăng điên cuồng của hàng loạt vụ bê bối y tế ở Trung Quốc, những thành tựu này không thể đạt được nếu chỉ dựa vào trí thông minh và khả năng của một người, đặc biệt là trong ngành y tế vốn bị các nhóm lợi ích của ĐCSTQ độc quyền”.

bang chung 1

Hoàng Dung (t/h)

Theo The Epoch Times

Xem Thêm:

Dân làng Cam Túc: Không có động đất sẽ không ai biết chúng tôi nghèo đến thế nào

Những thảm họa thiên nhiên lớn nhất năm 2023

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều