spot_img
30 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Bí ẩn những ngọn “Trường Minh Đăng” cháy nghìn năm trong các lăng mộ cổ

Tân Thế KỷTrường Minh ĐăngNhững ngọn đèn vĩnh cửu được tìm thấy ở khắp các nơi trên thế giới, đặc biệt là tại những khu vực từng tồn tại những nên văn minh cổ xưa như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập,…

Bí ẩn những ngọn đèn ngàn năm không tắt, le lói trong các khu mộ cổ - 2
Những ngọn “Trường Minh Đăng” vĩnh cửu trong những lăng cổ mộ vẫn thách thức giới khoa học tới tận hôm nay.

Theo quan niệm của người xưa, con người sau khi chết cần có một ngọn đèn có thể thắp sáng mãi mãi để soi rọi đường đi cho họ. Đặc biệt trong các lăng mộ của Hoàng Đế Trung Hoa xưa, và những người thuộc gia đình quyền quý, thường phát hiện có những ngọn đèn cháy mãi không tắt, bất chấp đã trải qua hàng nghìn năm.

Những ngọn đèn này được gọi là “Trường Minh Đăng”, và trở thành một bí ẩn thách thức mọi lời giải đáp của giới khảo cổ trên toàn thế giới.

Ngọn đèn cháy sáng 2.000 năm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một trong những lăng mộ với quy mô lớn nhất thế giới với kết cấu đặc biệt. Trải qua hơn 2.000 năm, lăng mộ của vị hoàng đế này vẫn luôn là điểm lôi cuốn sự tò mò của con người. Cùng với đội quân hơn 8.000 binh sĩ đất nung, những cạm bẫy chết người, lăng mộ Tần Thủy Hoàng càng trở nên kỳ bí với ngọn đèn nghìn năm vẫn sáng rực.

Bí ẩn ngọn đèn cháy sáng nghìn năm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Trải qua hơn 2.000 năm, lăng mộ của vị hoàng đế này vẫn luôn là điểm lôi cuốn sự tò mò của con người

Trong số này, giai thoại tâm linh được lưu truyền nhiều nhất phải kể đến câu chuyện về những ngọn đèn “không bao giờ tắt” trong lăng mộ. Những “ngọn đèn vĩnh cửu” này được coi là ngọn lửa canh gác cho giấc ngủ ngàn thu của Tần đế.

Để chuẩn bị trước cho cái chết, hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã bắt đầu cho xây dựng lăng mộ vào năm 246 trước Công nguyên. Sau 38 năm xây dựng cùng với hơn 700.000 công nhân và thợ thủ công lành nghề, khu lăng mộ này mới được hoàn thành.

Sự kiện kỳ ​​lạ về ngọn đèn sáng mãi không tắt trong hàng nghìn năm ở lăng mộ Tần Thủy Hoàng đã sớm lan ra nước ngoài và thu hút rất nhiều học giả ở nước ngoài quan tâm đến nó.

Có rất nhiều lý giải về ngọn đèn bí ẩn này. Có người cho rằng nó được đốt cháy từ da người cá; có lý giải rằng bấc của ngọn đèn dầu này được làm bằng phốt pho trắng; hoặc từ một loại dầu chiết xuất từ ​​cá voi;… Thật ra, đến nay chưa có lý giải nào giải mã được nguồn gốc của chiếc đèn bí ẩn này.

Những ngọn “Trường Minh Đăng” ngàn năm không tắt trong các lăng mộ cổ từ Đông sang Tây

Tương truyền rằng, ngọn đèn này có tên gọi là “Trường Minh Đăng” vì sở hữu ánh sáng không dễ bị dập tắt. Loại đèn này từng mà được sử dụng trong các ngôi mộ cổ của bậc đế vương và giới quý tộc ở cả phương Đông lẫn phương Tây.

Bí ẩn ngọn đèn cháy sáng nghìn năm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng - 1
Những ngọn đèn vĩnh cửu thường xuất hiện trong các ngôi mộ cổ (Ảnh: Inf).

Trong một số lăng mộ thuộc các nền văn minh Ai Cập, Hy Lạp và La Mã cổ đại, loại đèn này cũng được sử dụng từ hàng ngàn năm về trước với niềm tin rằng ánh sáng của đèn Trường Minh có thể xua đuổi bóng tối và soi đường cho người quá cố.

Những người được tận mắt chứng kiến sự trường tồn của các ngọn đèn chính là những tên đào trộm mộ liều lĩnh, không e sợ lời nguyền tồn tại ngay trong các ngôi đền, các lăng mộ bí ẩn.

Các ghi chép về ngọn đèn vĩnh cửu trong mộ cổ khá nhiều nhưng không một ai lý giải được nguyên tắc hoạt động của chúng.

Vào năm 527, khi Syria còn nằm dưới sự thống trị của Đế quốc Đông La Mã, các binh sĩ Đông La Mã đồn trú tại lãnh thổ Syria lúc đó đã phát hiện trong một hốc tường nọ tồn tại một ngọn đèn, bên ngoài được che bằng chiếc chụp rất tinh xảo. Chiếc chụp này dường như được thiết kế để chắn gió.

Theo văn khắc được phát hiện vào thời điểm ấy, ngọn đèn đã được thắp từ năm 27, đồng nghĩa với việc, nó đã bền bỉ sáng suốt… 500 năm. Nhưng thật đáng tiếc vì đám binh sĩ đã làm hỏng ngọn đèn, khiến hậu thế không thể lý giải nguyên lý hoạt động kỳ diệu của nó.

Một nhà sử học Hy Lạp cũng đã ghi chép về ngọn đèn thần luôn thắp sáng trên cửa đền thờ thần Mặt Trời tại Ai Cập. Ngọn đèn này không dùng bất cứ nhiên liệu gì nhưng vẫn chiếu sáng trong vài thế kỷ. Theo miêu tả của nhà thần học người La Mã là Saint Augustin, tại ngôi đền Isis của Ai Cập cũng có một ngọn đèn tương tự, thắp sáng vĩnh cửu bất chấp tác động của mưa gió.

Vào năm 1.400, người ta lại phát hiện bên trong mộ phần của Pallas, con trai Vua Evandra thời La Mã cổ đại tồn tại một ngọn đèn cháy sáng trong hơn 2.000 năm. Gió và nước không thể dập tắt ánh sáng vĩnh cửu của nó. Có lẽ, cách duy nhất để phá hủy ngọn đèn chính là trút sạch thứ chất lỏng đặc biệt có trong nó.

Năm 1.534, đội quân của Vua Henry VIII xông vào giáo đường Anh, giải tán các đoàn thể tôn giáo và khai quật rất nhiều ngôi mộ. Khi đào bới mộ phần của cha Hoàng đế La Mã Constantine tại Yorkshire, họ phát hiện ra một ngọn đèn đang cháy sáng. Cha của vị vua này mất vào năm 300, cũng có nghĩa, ngọn đèn được tìm thấy đã có tuổi thọ đến 1.200 năm.

Năm 1586, nhà sử học Cambden (Anh) cũng nhắc về một ngọn đèn vĩnh cửu tại phần mộ của Constantius Chlorus, cha của Costantin Đại Đế. Chlorus qua đời năm 306 ở Anh và từ đó, có một ngọn đèn vĩnh cửu được đặt trong phần mộ của ông.

Vua Henry 8 vào năm 1539 đã giải tán rất nhiều nhà thờ và tu viện ở Anh, từ đó, có rất nhiều ngọn đèn vĩnh cửu được thắp lên và không bao giờ tắt, trừ khi bị đập vỡ.

Năm 1610, nhà nghiên cứu Ludovicus Vives khẳng định ông đã từng nhìn thấy một ngọn đèn vĩnh cửu (cháy qua 1.500 năm) và bị đám thợ gốm đập vỡ. Cũng có một ngọn đèn vĩnh cửu được tìm thấy tại Cordone vào năm 1846, ở Tây Ban Nha.

Các phát hiện nói trên chứng tỏ những ngọn đèn kỳ bí này không phải là sản phẩm của riêng Hy Lạp, Ai Cập hay La Mã. Linh mục Evariste – Regis Huc (1813-1860) là người rất thích du ngoạn ở châu Á và đã tìm được một ngọn đèn bất tử như vậy ở Tây Tạng vào năm 1853.

Một trường hợp là vào công nguyên năm 1400, sử cũ ghi lại về sự xuất hiện của Trường Minh Đăng trong một ngôi mộ La Mã cổ đại 2.000 năm tuổi. Càng thần kỳ hơn là ngọn đèn dù gặp gió, gặp nước vẫn không bị dập tắt, chỉ có cách duy nhất là đổ hết chất lỏng ở bên trong đèn ra ngoài.

Điều gì khiến những ngọn Trường Minh Đăng này có thể tồn tại bất diệt như vậy?

Sau nhiều năm, bí ẩn về những ngọn đèn không tắt chưa hề được giải mã. Hậu thế vẫn miệt mài tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi hãy còn bỏ ngỏ.

Để tìm ra câu trả lời đó, các nhà khoa học sau khi tiến hành nghiên cứu cho biết, kết cấu của ngọn Trường Minh Đăng được làm từ đồng thau và sắt, được chế tạo thành 2 tầng, ngoài ra không có gì đặc biệt. Do đó, họ tin rằng, ngọn đèn cháy mãi không tắt này không nằm ở chỗ thân đèn mà là thứ chất đốt của nó.

Sau khi tìm hiểu sâu hơn, các nhà nghiên cứu tạm đưa ra kết luận thứ chất đốt này chính là mỡ động vật. Nhưng chính xác nó là của loài động vật nào thì vẫn chưa xác định được.

Từng có giai đoạn hậu thế nghi ngờ rằng chất đốt của Trường Minh Đăng được làm từ cơ thể một sinh vật tưởng chỉ có trong truyền thuyết, chính là Mỹ Nhân Ngư. Trong nhiều cổ tịch từng ghi lại rằng, người xưa thường xuyên săn bắt Mỹ Nhân ngư để phơi khô, lấy dầu cao chế thành nến.

Phát hiện hai di thể người cá nguyên vẹn ở Nhật Bản, xác thực loài sinh vật trong truyền thuyết?
Từng có giai đoạn hậu thế nghi ngờ rằng chất đốt của Trường Minh Đăng được làm từ cơ thể một sinh vật tưởng chỉ có trong truyền thuyết, chính là người cá (Ảnh ĐKN)

Một giả thiết khác lại cho rằng những chiếc đèn sáng mãi không tắt này là đèn điện được chế tạo thời cổ đại. Tuy nhiên chúng ta đều biết, đèn điện là sản phẩm của nền văn minh cận đại, lẽ nào người cổ đại từ hàng ngàn năm trước đã có khả năng tạo ra các thiết bị điện?

Liên hệ về kim tự tháp Kheops, là kim tự tháp lớn nhất và cao nhất trong quần thể kim tự tháp Giza tại Ai Cập. Nó được xây dựng cách đây 4600 năm, bên trong có những bức bích họa và điêu khắc vô cùng tinh mỹ.

Tuy nhiên, bên trong hầm mộ rất tối, để có thể hoàn thiện những tác phẩm nghệ thuật đầy tinh xảo này thì đòi hỏi phải ở trong điều kiện có đủ ánh sáng. Xong khi các nhà khoa học sử dụng các thiết bị tiên tiến nhất để phân tích bụi tích tụ trong tháp suốt 4.600 năm. Họ phát hiện không có khói đen và các hạt dầu khói trong bụi, cũng không tìm thấy dấu vết nào của việc sử dụng đuốc hay đèn dầu.

Nhưng họ phát hiện có một chiếc bình sứ màu trắng sữa cao 15cm bên trong chứa đầy nhựa đường. Trong lớp nhựa đường có một ống đồng dài 6cm, đường kính khoảng 2.6 cm, bên trong ống đồng lại có một lớp nhựa đường ôm lấy một thanh sắt cao hơn ống đồng khoảng 1cm, phần nhô cao hơn này hoàn toàn bị gỉ sét. Có nơi xuất hiện một lớp vật chất màu vàng xám, trông như được phủ một lớp chì, bên dưới thanh sắt là lớp nhựa đường dày 3cm ngăn cách thanh sắt và ống đồng.

Nhà khảo cổ học người Đức Wali Haram Cavinig, tin rằng chiếc bình này là một loại pin hóa học cổ đại có thể phát ra điện. Kết luận của ông đã từng gây chấn động trong giới khảo cổ, và sau này từng được một học giả người Đức tên Manly Ajbalich chứng thực là sự thật.

Dẫu là vậy, nhưng ngọn đèn Trường Minh Đăng rốt cuộc được làm từ gì thì đến nay vẫn chưa ai có thể chắc chắn được. Rất nhiều câu hỏi mà đến nay hậu thế vẫn đang miệt mài tìm kiếm lời giải cho nó.

Vào năm 1610, người ta đã khai quật ngôi mộ của một nhà giả kim có tên là Los Cruz sau khi ông này qua đời được 120 năm. Trong mộ cũng có một ngọn đèn kỳ bí như vậy. Do đó, người ta ngờ rằng, chính những nhà giả kim và thợ đúc kim loại thời xưa là những người nắm rõ kỹ thuật chế tạo loại đèn ngàn năm không tắt này.

Nhà hóa học Brand (Hambourg – Đức) vào năm 1669 nhận định những ngọn đèn vĩnh cửu này cháy lâu như thế là do phốt pho. Người khác lại cho rằng chúng cháy lâu là do không cần không khí, ngược lại, nếu tiếp xúc với không khí chúng sẽ tắt. Nếu quả ý kiến này là đúng, thì lẽ nào người xưa đã biết kỹ thuật hút chân không. Song lửa cháy không cần oxy là chuyện hết sức khó hiểu.

Một trong những điều đáng tiếc là những ngọn đèn bí ẩn này không được để ý bảo quản và giữ gìn cho đời sau. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, vào thời bấy giờ, những ngọn đèn vĩnh cửu nhiều vô kể, không cần thiết phải giữ gìn nên họ không có các biện pháp bảo quản những phát hiện “để đời” này.

Bí ẩn những ngọn đèn ngàn năm không tắt, le lói trong các khu mộ cổ - 3
Một ngọn “Trường minh đăng” trong ngôi mộ cổ. Ảnh: BigStockPhoto

Theo các ghi chép, trên thực tế, người cổ đại cũng có nghĩ đến việc bảo quản những ngọn đèn này, nhưng lạ lùng thay, ít lâu sau khi được tìm ra, chúng nhanh chóng bị phá hủy bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những ngọn đèn vĩnh cửu vẫn tiếp tục âm ỉ cháy đâu đó trong các mộ cổ chưa được khai quật nhưng để tìm lại loại đèn ấy cần mất một thời gian rất dài nữa và hoàn toàn dựa vào sự may mắn của các nhà khảo cổ. Chỉ có điều chắc chắn nhất là công nghệ để tạo nên chúng giờ đã thất truyền, khiến con người của xã hội hiện đại không thể lý giải về chúng.

Nghi Vân (t.h)

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 3

Xem thêm:

Ai đã phá vỡ vòng tròn ma pháp thần bí 2.500 năm tuổi?

Bí ẩn về nguyên liệu khiến các công trình cổ đại trường tồn với thời gian

Vụ đắm tàu Titanic liên quan đến lời nguyền của xác ướp Ai Cập và sự cao thượng trong giờ khắc sinh tử

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều