spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Xe tăng và máy bay quân đội Trung Quốc bị hư hại trong trận lũ Trác Châu

Tân Thế Kỷ – Trận lũ lụt thảm khốc ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc của Trung Quốc vào cuối tháng 7 năm nay, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho người dân địa phương, mà còn gây ra tổn thất nặng nề cho các đơn bị đống quân ở Bảo Định và Trác Châu, khiến xe tăng và máy bay của quân đội đều bị hư hỏng.

Tuy nhiên chính quyền Trung Quốc đã cố gắng che đậy con số thương vong và suốt một tháng qua không có ai đứng ra chịu trách nhiệm về trận lũ lụt này.

Xe tăng và máy bay của quân đội Trung Quốc bị hư hại trong trận lũ Trác Châu
Vào ngày 9/8/2023, sau trận lụt, thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc rơi vào cảnh hỗn loạn và cơ sở hạ tầng bị hư hại nghiêm trọng. Ảnh: Jade Gao/AFP

Xả lũ không báo trước, bộ đội Trác Châu gặp tai ương

Trận lũ tại Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 được Bộ Thủy lợi Trung Quốc đặt tên là trận lũ thảm khốc “23-7” ở lưu vực sông Hải Hà.

Trước đó, báo The Epoch Times đưa tin độc quyền rằng – nội bộ của ĐCSTQ đã tiết lộ trận lũ ở Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc là một thảm họa do con người tạo ra. Vì vấn đề xả lũ không được thông báo kịp thời, kết hợp với việc nhiều hồ chứa và tuyến đê đã xuống cấp từ lâu, nên khi mưa lớn cùng lũ lụt ở thượng nguồn đã dẫn đến đê bị vỡ và gây ra ngập lụt trên diện rộng.

Lũ lụt không chỉ gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân và các doanh nghiệp ở Hà Bắc mà còn ảnh hưởng đến quân đội đồn trú tại địa phương .

Một người trong cuộc có bí danh là Vương Hoa cho biết: “ Đơn vị bị ngập lần này ở Trác Châu có số hiệu là 66289. Vị trí của nó nằm cạnh chi nhánh Trác Châu của Viện Quan hệ Lao động Trung Quốc và khu thực nghiệm của Đại học Nông nghiệp Trung Quốc. Bây giờ đơn vị này được gọi là Lữ đoàn xe tăng của Tập đoàn quân XX, là đơn vị bảo vệ Bắc Kinh, nhưng vì lũ lụt nên xe tăng của họ gần như bị phá huỷ”.

“Mấy năm trước, đơn vị này đã hỗ trợ huấn luyện quân sự cho các trường trung học lớn ở Trác Châu, bây giờ nó đã trở thành lực lượng cảnh sát vũ trang, nên quân đội không được phép thường xuyên tiếp xúc với địa phương.”

Cựu nhân viên truyền thông Trung Quốc Triệu Lan Kiện cũng nói với The Epoch Times rằng – theo nguồn tin của ông từ Trung Quốc, để thực hiện chỉ thị “bảo vệ Hùng An”, chính quyền Trung Quốc đã đề xuất phương án xả lũ tại chỗ, nhưng ông Tập chưa đưa ra chỉ thị.

“Thủ tướng Lý Cường cho rằng trong tình thế cấp bách, vì đã có chỉ thị “bảo vệ Hùng An” trước đây, nên đã căn cứ theo theo kế hoạch mà thi hành. Không ngờ quân đội đóng ở đó lại bị ngập lụt. Quân đội của Tập Cận Bình đã vô cùng tức giận khi biết đội quân tinh nhuệ bị ngập.”

Vương Hoa cũng cho biết: “Tại Trác Châu cũng có một lữ đoàn không quân, lũ lụt ở đó là tồi tệ nhất, bị ngập giống như một bể bơi. Nước lũ trực tiếp đổ thẳng vào vì địa hình ở đó rất thấp. Những chiếc máy bay tại đó cũng bị nước nhấn chìm, có thể phải thay thế toàn bộ”.

“Trong khu đô thị chính của Bảo Định còn có trường hàng không Bảo Định, toàn bộ khu quân sự cơ bản bị ngập lụt. Tôi ước tính nước cao khoảng hai hoặc ba mét.” – Vương Hoa nói thêm.

“Đối với quân đội ở khu vực đô thị chính, bao gồm quân đội ở ngoại ô, tường chắn của họ chỉ cao khoảng 6-7 mét, bởi vì tường có dây thép gai bao quang nhằm ngăn chặn những người không phận sự đi vào hoặc chạy trốn. Nên nó không có tác dụng bảo vệ cho lắm”.

Theo Vương Hoa, Trường Hàng không Bảo Định cũng đã chế tạo một thiết bị điện tử cảm ứng và nó sẽ phát tín hiệu cảnh báo nếu bạn ném bất cứ thứ gì vào đó. Trong những ngày cuối tháng 7, thiết bị này đã bị hỏng sau khi nước dâng cao và nó phát ra tiếng lạch cạch suốt đêm”.

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 3

Không ai trong chính quyền dám đứng ra nói về trận lũ 23-7

Để bảo vệ Bắc Kinh và Hùng An – tỉnh Hà Bắc đã kích hoạt 7 khu vực chứa nước và ngăn lũ mà lâu rồi chưa sử dụng. Trụ sở Cứu trợ Hạn hán và Kiểm soát lũ lụt tỉnh Hà Bắc của cũng thừa nhận khả năng cao sẽ xảy ra sự cố  “Khu vực chứa nước và ngăn lũ kéo dài đến tuyến đê phòng thủ, nhiều đoạn đê cắt ngang qua các khu hành chính. Đặc biệt, các tuyến đê này đã lâu không dùng để ngăn nước. Nên sau khi sử dụng công cụ phân lũ, mực nước lớn sẽ chảy qua đây với tốc độ cao trong thời gian dài, dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao”.

Một tài liệu hướng dẫn điều tra thiên tai do tỉnh Hà Bắc ban hành cho thấy – có 16 quận trọng điểm bị thiên tai, bao gồm Thành phố Trác Châu, Thành phố Cao Bi Điếm, huyện Định Hưng, huyện Vĩnh Thanh, huyện Trác Lộc và huyện Đường.

Đặc biệt, ĐCSTQ đã không thông báo kịp thời khi xả lũ, bên cạnh đó các hồ chứa lớn nhỏ được xây dựng nhân tạo và các đập nước đã bị xuống cấp. Dưới cơn mưa xối xả, các hồ chứa này lần lượt trở thành những quả bom hẹn giờ, dẫn đến nhiều mối nguy hiểm, khiến hàng loạt nhà cửa của người dân bị cuốn trôi, nhà xưởng và thiết bị của doanh nghiệp bị phá hủy, thiệt hại khôn lường.

Nhiều người đã thiệt mạng trong lũ lụt, chính quyền Trung Quốc đã cố gắng hết sức để che giấu số người chết và cho đến nay vẫn chưa có ai đứng ra chịu trách nhiệm về thảm họa này.

Trên internet đưa tin rằng – quân đội Trác Châu bị ngập, quân đội bất mãn, Tập Cận Bình tức giận, Lý Cường đề nghị xin từ chức.

Theo Vương Hoa – “Hiện tại không ai ở Bắc Kinh dám đứng ra chất vấn chuyện này. Không ai dám làm điều này hay chịu trách nhiệm về việc này”.

“Cho nên ở Trung ương, đừng nói đến bộ trưởng, bởi ngay cả lãnh đạo hay ủy viên thường vụ cũng không dám chủ động nói đến lũ lụt”.

Vương Hoa cho biết – những người quản lý con sông (một chức vụ ở Trung Quốc) có thể phải chịu trách nhiệm làm vật tế trong sự kiện này. Ông Vương nói: “Sau khi kiểm tra công việc của những người quản lý sông, thì sẽ đẩy trách nhiệm lên họ và các đơn vị cấp một”.

“Trước đây, (chính quyền) thường đổ lỗi cho văn phòng bảo tồn nước và quản lý khẩn cấp địa phương, nhưng lần này thì không. Lần này, họ sẽ nói bởi vì người quản lý sống ở bờ nam sông Beijuma, và anh ta lại là người chịu trách nhiệm quản lý sông Beijuma, nên sẽ dễ dàng quy trách nhiệm cho anh ta. Vì vậy, trách nhiệm này là vấn đề của cấp dưới, chứ không phải là vấn đề của (chính quyền)”.

Theo trang web của Cục Bảo tồn Nước thành phố Thâm Quyến – vào tháng 3 năm nay đã đưa ra ‘hệ thống quản lý sông’ – tức là các lãnh đạo đảng và chính quyền các cấp sẽ đóng vai trò là người đứng đầu con sông, với mục đích quản lý và bảo vệ sông. Nhưng thực chất, nó là một loại hợp đồng chịu trách nhiệm toàn phần.

Và khi có sự cố xảy ra, những người quản lý sông sẽ phải gánh chịu mọi trách nhiệm.

Hoàng Dung biên dịch

Theo The Epoch Times

Xem Thêm:

Ông Biden hy vọng ông Tập Cận Bình sẽ tham dự G20

Trung Quốc: chim phát sáng trên bầu trời Hắc Long Giang, bão cát trái mùa ở Tây Bắc

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều