spot_img
30 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Bệnh tật và bất hạnh vốn dĩ đến từ đâu?

lieu phap moi
Nguồn gốc bệnh tật đến từ đâu? (Ảnh minh hoạ: Internet)

Tân Thế Kỷ – Bác sĩ y khoa người Mỹ John A. Schindler đã xuất bản cuốn sách “Bệnh do tâm sinh” cách đây vài năm, chỉ ra rằng 76% bệnh tật của con người đều là bệnh cảm xúc, và chìa khóa để dưỡng sinh và điều trị là loại bỏ cảm xúc tiêu cực, tu dưỡng sức khỏe và tinh thần. Cuốn sách này đã được tái bản hơn 30 lần, bán được hơn một triệu bản và đứng đầu danh sách bán chạy nhất của “Thời báo New York”.

Tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản sâu xa của bệnh tật và bất hạnh của con người không đơn giản như vậy. Lý niệm “Thiên nhân hợp nhất” trong văn hóa truyền thống chỉ ra rằng, hậu quả từ những niệm đầu thiện ác của con người là nguyên nhân chính dẫn đến thân tâm bệnh tật và gia đình không hạnh phúc đời đời kiếp kiếp. Chúng ta có thể tham khảo một vài mẩu chuyện ngắn sau đây.

1. Tức giận và cười đùa không đúng chỗ, tất cả đều có báo ứng

20210520 164451 425363 that vong.max 1800x1800 1
Tức giận và cười đùa không đúng chỗ, tất cả đều có báo ứng – Ảnh minh hoạ: Internet

Vào thời Tống, khi anh trai của học giả Hà Viễn sống ở Ô Đôn đã kết thân với Trầm Thuần Lương là Chủ bạ của vùng Vu Tiềm, Hàng Châu, ông thích tính cách bình dị và học rộng của anh ấy. Vợ của Trầm Thuần Lương là một cô gái mù, nhưng cô ấy không phải bị mù bẩm sinh. Anh trai của Hà Viễn có một con trai tên là Hứa Quy, Hứa Quy có một anh rể tên là Hoàng Bệ, được tuyển chọn vào Lễ bộ, sau khi đỗ tiến sĩ thì kết hôn. Một hôm, vợ anh bị bệnh về mắt, lương y chẩn đoán đồng tử bị hỏng và không thể chữa được. Khi ấy mẹ và anh trai đã ép buộc Hoàng Bệ ly hôn với người vợ mù này. Cô gái mù này cực kỳ xinh đẹp, những người không biết vẫn cho rằng cô ấy khỏe mạnh, chẳng có bệnh gì. Và Trầm Thuần Lương đã lấy cô làm vợ và sống gắn bó với nhau.

Sau khi thành hôn không lâu, Trầm Thuần Lương nằm mộng thấy mình đi đến quan phủ, trong phủ có rất nhiều tù nhân đứng hai bên. Trầm Thuần Lương đang nhìn từng người một, đột nhiên có một người mặc y phục màu đỏ đi vào và ngồi ở giữa phủ đường. Nhóm quan lại nhanh chóng tập trung, cung kính vái chào rồi đồng loạt lui về hai phía.

Người mặc y phục đỏ lập tức cho gọi một người bán hàng vào, vì người bán hàng này hứa giao hàng nhưng vẫn chưa giao tới, nên người mặc y phục đỏ tức giận, gọi nha lại đem gậy gộc đến. Người bán hàng không phục và cãi vã khiến người mặc y phục đỏ càng tức giận hơn, bèn sai người đem củi đến đốt, cho lửa hun vào mắt của người bán hàng. Trầm Thuần Lương vừa xem vừa cười đùa.

Bỗng nhiên một người bên cạnh nói: “Ông thấy chuyện này không những không sinh lòng trắc ẩn, đổi lại còn cười cợt khiến sự tình tệ hơn. Người mặc y phục đỏ này chính là người vợ mù của ông ngày nay đó.” Lúc này, Trầm Thuần Lương tỉnh mộng. Trầm Thuần Lương vội kể lại cảnh tượng trong mộng cho người vợ mù nghe: “Kỳ lạ, chuyện ác báo không phải là giả! Lúc đầu vì tức giận mà nàng đốt mắt người ta, nên bây giờ nửa đời bị mù. Ta vì cố ý cười cợt mà hôm nay mệt mỏi với người vợ mù. Chỉ một nụ cười, một sự tức giận mà mất mát, đều là do báo ứng mà ra. Vậy những người cười hả hê trên nỗi đau của người khác thì tích nghiệp ác như núi? Khó mà không lo lắng cho kiếp sau?”

2. Một niệm trắc ẩn, giải trừ bệnh tật

Bài viết trên nói về người không có lòng trắc ẩn mà chuốc lấy ác báo kiếp sau, còn câu chuyện này tương phản lại, nói về người có lòng trắc ẩn mà đắc phúc báo.

long trac an e1523352902261
Một niệm trắc ẩn, giải trừ bệnh tật – Ảnh: Internet

Vào năm Càn Long thứ 25, có một người đàn ông nghèo tên là Lý Phúc ở Duy Phường, Sơn Đông, anh ấy 40 tuổi và nuôi dưỡng một người con nhỏ mới năm tuổi. Lý Phúc lên kinh thành làm thuê, khó khăn lắm mới tích góp được 20 lạng bạc, anh vội vã lên đường về quê.

Khi đi trên đường vào ban đêm, Lý Phúc nhìn thấy có một ngôi nhà ven đường với ánh sáng leo lét. Vì thời tiết lạnh lẽo nên muốn mượn nhờ bếp lửa sưởi ấm một chút, nhân tiện hút một hơi thuốc lá. Ngờ đâu nhìn thấy một bà lão đang ngồi bên giường trông chừng đứa cháu nhỏ đau ốm, tình cảnh thật thê lương. Lý Phúc bèn bước đến hỏi thăm, bà lão nói: “Đứa cháu độc nhất ốm nặng, thầy thuốc bảo cần uống canh nhân sâm với giá hai lạng bạc, nhưng khổ nỗi nhà không có tiền chi trả!” Nghe vậy, Lý Phúc không chút do dự đã lấy hai lạng bạc ra giúp đỡ.

Khi Lý Phúc về đến nhà, nhìn thấy con trai gầy còm ốm yếu nay đã qua cơn hiểm nghèo. Vợ anh nói: “Con nhỏ mắc bệnh nan y, một đêm nọ thấy bà nội về cho một bát canh nhân sâm, sau khi uống xong thì lập tức khỏi bệnh.” Lý Phúc hỏi thời gian, vừa khớp với thời khắc mà anh lấy ra hai lạng bạc cho cho bà lão gặp trên đường. Lý Phúc nhìn lại chiếc túi, 20 lạng bạc vẫn còn nguyên vẹn chẳng mất một xu. Chao ôi, tấm lòng nhân từ của Thần Phật bao la biết bao!

3. Thông điệp của nước càng cho thấy tâm sinh bệnh

Theo các nghiên cứu khoa học, nước chiếm hơn 70% cơ thể người. Sau đây, chúng ta hãy đến với thí nghiệm thú vị của Tiến sĩ Masaru Emoto, giám đốc Viện Hado (tổ chức IHM) ở Tokyo, Nhật Bản, và nhóm nghiên cứu của ông về nước. 

ntdvn ezgifcom gif maker 35
Tiến sĩ Masaru Emoto, chủ tịch Viện Hado Quốc tế (IHM) và là tác giả cuốn sách “Thông điệp của Nước”. (Ảnh từ: masaru-emoto.net)

Các bước thí nghiệm là như sau: Một giọt nước được cho tiếp xúc với một suy nghĩ nhất định, một ngôn ngữ, âm nhạc, một từ ngữ, hay một yếu tố vật lý. Sau đó nó sẽ được nhỏ xuống khay thí nghiệm rồi bỏ vào tủ lạnh, đông thành một viên băng nhỏ. Trong phòng thí nghiệm với mức nhiệt độ giảm xuống còn -50C, nhà nghiên cứu sẽ lấy viên băng nhỏ này ra và nhanh chóng đặt nó dưới kính hiển vi có gắn máy ảnh.

ntdvn ezgifcom gif maker 36
Hình dạng tinh thể nước tương ứng với các nhãn hiệu khác nhau được gắn lên bình chứa. Từ trái sang: “yêu thương”, “cảm ơn”, và “tôi ghét bạn”. (Ảnh: Image Shack)

Khi ánh sáng từ kính hiển vi chiếu vào, nó sẽ khiến viên băng tan chảy. Ở vị trí trên cùng của viên băng, một tinh thể nước sẽ nhanh chóng thành hình, nhưng chỉ có thể tồn tại trong khoảng vài giây. 

Nếu nước được tiếp xúc với những năng lượng tích cực thì tinh thể nước sẽ rất đẹp và ngược lại. Cụ thể, nếu bên ngoài khay có các nhãn dán mang tính chất tích cực như “tình thương” hay “cảm ơn”, mẫu nước sẽ tạo ra các tinh thể rực rỡ, đẹp mắt và ngược lại nếu mẫu nước từ các khay có dán nhãn tiêu cực như “thù hận” và “ma quỷ” sẽ tạo ra các tinh thể nước xấu xí và biến dạng.

Qua thí nghiệm chúng ta có thể thấy, chúng ta nên đối xử tốt với vạn vật và mọi người, trao đi những lời tốt đẹp chân thành. Chúng ta cũng nên tránh những lời không hay, và những ý nghĩ không tốt. Đặc biệt nếu trong tâm chúng ta nuôi dưỡng những điều tốt đẹp thiện lương thì chắc chắn chúng ta sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh hơn. Trái lại, nếu trong tâm chúng ta chứa đầy những oán hận, ưu phiền, những điều xấu xa,…. thì sức khoẻ sẽ xấu đi. Đây cũng là tâm “bệnh” mà người xưa hay nói đến.

Chúng ta có thể thấy, nguồn gốc của bệnh đều do con người tạo ra. Dù là bệnh do nghiệp lực tạo thành hay tâm bệnh thì điều chúng ta cần làm là tu dưỡng bản thân, hành thiện tích đức, sống lương thiện. Có như vậy, bệnh tật mới rời xa, thân thể mới khoẻ mạnh.

Chân Tâm t/h

Tham khảo: Minh Huệ, NTDVN

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 14

Xem thêm:

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều