spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Biết sửa sai quy thiện, hoạ sẽ thành phúc

than phat 2
Sửa sai quy thiện được phúc báo – Ảnh minh hoạ: Internet

Tân Thế Kỷ – Chúng ta thường nghe câu: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Vì “nhân vô thập toàn” nên không tránh được những lúc thiếu sót. Một minh quân đôi lúc cũng không tránh khỏi điều này. Quan trọng nhất là chúng ta có một thái độ khiêm nhường, biết sửa sai sau thì điều tốt đẹp hơn sẽ đến.

Sửa sai quy thiện – Chuyển họa thành phúc

Tưởng Viện, một vị đại phu thời kỳ Xuân Thu chiến quốc nước Tống có 10 người con trai, một người lưng gù, một người què chân, một người teo tứ chi, một người hai chân tàn tật, một người điên, một người ngốc, một người tai điếc, một người mắt mù, một người câm, một người chết trong ngục.

Công Minh Tử Cao nhìn thấy tình cảnh này liền hỏi Tưởng Viện: “Đại phu [lúc] bình thường đã làm những chuyện gì, mà dẫn tới việc chiêu mời tai họa kỳ lạ như vậy?” Tưởng Viện nói: “Ta tự nghĩ xưa nay cũng chưa làm việc xấu gì lớn, chỉ là trong tâm thường hay đố kỵ với người khác. Thấy ai tốt hơn ta liền đố kỵ, oán hận người đó; nếu có người tâng bốc ta, trong tâm ta rất vui vẻ; nghe thấy người khác làm việc thiện thì nghi ngờ không tin, nghe thấy người khác làm việc xấu thì tin chắc như đinh đóng cột; thấy người khác được lợi thì giống như bản thân mình đã mất đi thứ gì đó; thấy người khác bị tổn thất thì giống như mình đã được lợi vậy. Đây chính là thái độ làm người của ta.”

Tử Cao than rằng: “Đại phu ôm giữ tâm thái như vậy, như thế tâm thuật bất chính, e rằng không lâu sau sẽ chiêu mời họa diệt môn, ác báo đâu chỉ là những điều nhìn thấy trước mắt này!” Tưởng Viện nghe Tử Cao nói vậy cảm thấy vô cùng sợ hãi, không biết nên làm thế nào cho phải. Tử Cao lại nói: “Trời tuy [ở] cao xa mà lại có thể nhìn rõ mọi việc, nếu ngài quyết tâm sửa chữa sai lầm, thành tâm hướng thiện, nhất định sẽ chuyển họa thành phúc, sửa chữa từ bây giờ vẫn còn kịp.”

0159fa4ae8e23c2a59a22dc1e852b3ae
Tưởng Viện từ đó đã thay đổi thói xấu tật đố, tự răn đe mình, hành thiện tích đức – Ảnh minh hoạ: Internet

Tưởng Viện từ đó đã thay đổi thói xấu tật đố, tự răn đe mình, hành thiện tích đức, tiến cử hiền tài. Vài năm sau, các con ông dần dần khỏi bệnh.

Tâm tật đố bắt nguồn từ lòng dạ hẹp hòi, ích kỷ, nhìn thấy phẩm hạnh, tài năng, danh tiếng của người khác vượt trên mình thì trong lòng buồn bực, sinh tâm oán hận, thậm chí có người vì điều này mà phỉ báng người khác không tiếc lời, làm ra những chuyện thương Thiên hại lý. Nhưng nhân quả báo ứng không sai chút nào, Thiên lý khắc chế tất cả. Tưởng Viện tật đố hiền tài, lòng dạ hẹp hòi, tâm thái ông ta như vậy sẽ ứng với quả báo nào? Không chỉ tạo nghiệp cho bản thân, mà còn lưu lại họa hại cho người đời sau. Làm người phải biết tôn trọng và kính yêu, có tấm lòng bao dung với mọi người với vạn vật, không có chút ngăn trở của tâm tật đố mới có thể thực sự dùng thiện đãi người. Sau khi Tưởng Viện sửa sai quy thiện đã chuyển họa thành phúc, chuyện này cũng giống như câu cổ ngữ nói rằng: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh; Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương.” (Nhà mà tích thiện, ắt sẽ dư dả; Nhà không tích thiện, ắt lắm tai ương) hay “Nhân hành sự, Thiên tại khán!” (Người hành sự, Trời đang nhìn!)

(Trích từ “Đức Dục Cổ Giám”, “Thiên Thiện Lục”)

Hồi tâm hướng thiện – Phúc Thần hộ thân

Nguyên Tự Thực có ân với Mậu Tài nhưng Mậu Tài lại phụ ông mà làm nên chuyện rất có lỗi với ông. Nguyên Tự Thực thấy bất bình trong tâm, trời chưa sáng đã chuẩn bị đi giết Mậu Tài. Trên đường ông đi qua một túp lều, chủ của túp lều là lão tiên sinh Hiên Viên, ông là một đạo sỹ, sáng sớm ông đã dậy tụng kinh, thấy Tự Thực đi ngang qua, theo sau có vài trăm con quỷ hình thù kỳ quái, con quỷ nào cũng tay lăm lăm chiếc rìu, dáng vẻ vô cùng hung ác. Không bao lâu sau, lão tiên sinh Hiên Viên lại nhìn thấy theo sau Tự Thực còn có vài trăm vị Thần nhân mang mũ vàng và đeo ngọc bội, tay bê hoa thơm và lọng, ai nấy đều mang dáng vẻ hiền hòa yên vui.

3 550x330 3
Thiện ác một niệm thì kết quả khác nhau – Ảnh minh hoạ: Internet

Lão tiên sinh cảm thấy rất kinh ngạc, tiến tới phía trước hỏi Nguyên Tự Thực. Tự Thực nói: “Tôi hận Mậu Tài thấu xương, hắn đã phụ bạc tôi, tôi muốn đi giết hắn. Khi tôi tới cửa nhà hắn, trong tâm tôi lại nghĩ: ‘Dẫu rằng hắn đã phụ bạc tôi nhưng vợ hắn có lỗi gì? Huống hồ hắn còn có mẹ già lớn tuổi, nếu tôi giết hắn, há chẳng phải là giết cả nhà hắn sao?’ Tôi không nỡ nhẫn tâm nên đã thay đổi suy nghĩ!”

Lão tiên sinh nói lại với ông cảnh tượng khác nhau mà mình nhìn thấy và nói: “Trong tâm khởi một niệm ác, ác quỷ liền theo sau; khởi một niệm thiện, phúc Thần theo sau. Thần linh đã biết chuyện của ông rồi, ông sắp có hậu phúc rồi!”

Thế là Nguyên Tự Thực càng dũng mãnh hướng thiện, không ngừng lập công tích Đức, quả nhiên Nguyên Tự Thực đỗ đạt công danh, làm huyện lệnh huyện Lư Sơn, ông còn đảm đương chức Tướng khanh. Mậu Tài thì suy bại thân vong.

(Hội biên Thiên cảm ứng)

Vua anh minh còn nhiều lần mắc lỗi, biết sửa sai mới là người có trí tuệ

Hán Văn Đế là một trong các hoàng đế anh minh, có công lao to lớn trong lịch sử. Lên ngôi sau khi nhà Hán trải qua nạn Võ Hậu, ông đã xây dựng được nền thái bình thịnh trị sau nhiều năm rối loạn, biến động. Triều đại của ông cùng con trai ông là Hán Cảnh Đế Lưu Khải được xưng là “Văn Cảnh chi trị”, tạo nền tảng chắc chắn cho thời đỉnh trị dưới thời đại của cháu nội ông là Hán Vũ Đế.

640px EmperorWenOfHan
Hán Văn Đế – Ảnh: Wikipedia tiếng Việt
  • Văn Đế rút lại lệnh đề bạt của mình

Một lần, Hán Văn Đế đến vườn Thượng uyển xem các loài vật. Khi leo lên chuồng cọp ngắm hổ, ông hỏi viên Thượng lâm úy (chức quan phụ trách trông coi vườn Thượng uyển) về tình hình các loài vật, như số lượng một số loài chim loài thú. Viên Thượng lâm úy không trả lời được. Lúc đó viên Sắc phu (một chức quan nhỏ cấp thấp) trông coi cầm thú đứng ở bên liền bước lên trước trả lời. Viên Sắc phu nói một mạch về số lượng và tình hình các loài cầm thú, thật rõ ràng rành mạch.

Hán Văn Đế nghe xong vui mừng lắm, liền nói với quan đại thần tùy tùng là Trương Thích Chi, lệnh ông ta bổ nhiệm viên Sắc phu này thay viên Thượng lâm úy, và thăng thêm một cấp làm Thượng lâm lệnh.

Trương Thích Chi nói với Văn Đế: “Chu Bột, Trương Lương, đều là bậc trưởng giả đức cao vọng trọng, gánh vác những trọng trách của triều đình. Nhưng hai người này đều không giỏi ăn nói. Nếu Hoàng thượng cho rằng viên Sắc phu này mồm mép lanh lẹ, giỏi ăn nói, khéo làm vừa lòng người, rồi phá quy định phép tắc, đề bạt vượt cấp, thì e rằng người trong thiên hạ sẽ đua nhau bắt chước học theo, đều nói năng hùng hồn, trên trời dưới đất mà không chăm lo làm việc thực, thì phong khí xã hội sẽ bại hoại. Xin bệ hạ xem xét kỹ mới được”. Văn Đế nghe Trương Thích Chi nói rất có đạo lý, bèn thu hồi lại khẩu lệnh.

  • Văn Đế bỏ ý định xử tử người làm ông suýt chết  

Một lần khác, Trương Thích Chi hộ tống Văn Đế cưỡi ngựa ra ngoài thành. Khi qua một cây cầu, một người từ dưới cầu đột nhiên xuất hiện, khiến cho ngựa của vua sợ hãi làm Văn Đế suýt ngã ngựa. Văn Đế vô cùng giận dữ, ra lệnh bắt người đó giao cho Đình úy Trương Thích Chi xử lý.

Trương Thích Chi hỏi han tường tận sự tình, chỉ phán xử người đó nộp một khoản tiền phạt nhất định. Văn Đế rất không vừa ý về cách xử lý như thế này, cho rằng người kia làm ngựa của ông sợ hãi khiến ông suýt ngã ngựa chết, phán xử như vậy là quá nhẹ, cần phải xử tử hình mới đúng tội phạm thượng.

Trương Thích Chi giải thích rằng, bệ hạ vì anh ta làm ngựa bệ hạ kinh sợ mà xử tội chết, nhưng đã giao cho hạ thần thì hạ thần phải theo phép nước. Quốc gia đã có quy định pháp luật rõ ràng, hạ thần sao có thể tùy tiện xử lý được? Tội người này thì theo quy định pháp luật chỉ xử phạt tiền, đúng theo phép nước, chứ không phải xử nhẹ đi. Văn Đế nghe thấy có đạo lý, liền thuận theo phán xét của Thích Chi.

Lời bàn:

Một vị minh quân như Văn Đế cũng không tránh khỏi nhiều lần mắc sai lầm. Con người do vị trí, góc độ, và tri thức khác nhau nên cùng với một sự việc nhưng lại có cái nhìn khác nhau. Đã là con người trong chốn thế tục, ai ai cũng bị các quan niệm cá nhân dẫn động. Bậc minh quân, bậc trí giả khác với người tầm thường là biết nghe ý kiến nhiều phía, sẵn sàng bỏ ý kiến cá nhân, mà theo những lời có đạo lý.

Những lời có đạo lý là những lời xuất phát từ lợi ích cộng đồng, lợi ích mọi người, lợi ích người khác. Lời nói xuất phát từ lòng thiện lương, nhân ái, bao dung, là lời nói phải, mà “nói phải củ cải cũng phải nghe”. Tuy nhiên, cũng có người khăng khăng ý mình, không tiếp thu, không nghe ý kiến người khác, thì đó là cố chấp, ngoan cố, hẹp hòi, ắt chẳng phải kẻ khôn ngoan.

Kẻ ngoan cố, hẹp hòi, cứ khăng khăng ý mình, làm trái với đạo lý, trái với lòng người, thì đó là kẻ ác, hành ác. Gieo nhân nào gặt quả ấy, hành ác ắt sẽ bị ác báo. Giống như ngạn ngữ phương Tây: “Nếu anh bắn vào hiện tại bằng súng trường, thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác”.

Một sai lầm nhiều người thường mắc phải là đánh giá, nhìn nhận con người qua khả năng ăn nói. Thấy những người thuộc lòng cháo chảy, đối đáp trơn tru, thì họ coi đó là người có tài năng và giao cho trọng trách. Ngay cả bậc minh trí giỏi nhìn nhận người như Gia Cát Lượng còn bị tài ăn nói và khả năng thuộc làu binh pháp của Mã Tốc đánh lừa, cuối cùng dẫn đến binh bại Kỳ Sơn, khởi đầu cho sự suy vi và sụp đổ của nhà Thục.

Lại có kẻ chuyên dựa vào miệng lưỡi khéo léo, nắm bắt tâm lý, sở thích yêu ghét của cấp trên để lấy lòng, luôn biết khéo léo nói lời phù hợp với sở thích cấp trên, từ đó mưu cầu địa vị, danh vọng, tài lộc, giống như viên Sắc phu ở câu chuyện trên.

Khổng Tử nói: “Kẻ nói năng khéo léo, sắc mặt đón ý lấy lòng người khác, thì hiếm mà có lòng Nhân”.

Cổ nhân cũng nói: “Kẻ xu nịnh thì trông như bậc trí giả, nhưng mồm mép khéo léo như rót mật vào tai”.

Nhưng cũng có người luôn biết “phụng công thủ pháp”, “việc công ta cứ phép công mà làm”, lấy pháp luật là tiêu chuẩn tối cao để tuân theo, không sợ trái với lệnh của cấp trên. Đó chính là người quân tử, là quan thanh liêm, công chính nghiêm minh, như Trương Thích Chi vậy.

Đã là con người, thì ai ai cũng sẽ liên tiếp mắc lỗi. Người thông minh là biết tiếp thu ý kiến người khác, thừa nhận cái sai của mình, như thế họ sẽ không ngừng thăng tiến về phẩm đức và trí tuệ. Khổng Tử nói: “Lỗi mà không sửa mới thực sự là lỗi vậy”, cũng có nghĩa này. Con người ai cũng mắc lỗi, nhưng mắc lỗi rồi không thừa nhận lỗi, không chịu sửa, thì cái lỗi đó cứ lặp đi lặp lại, nó kéo giữ người đó ở cảnh giới đó, mà không thể thăng hoa lên được.

Chân Tâm t/h

Tham khảo: Minh Huệ, DKN

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 17

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều