Váo tối ngày 20/2 – Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan thông báo sẽ tạm dừng kiểm tra nhập khẩu đối với 21 nhà xuất khẩu và sản xuất có bột ớt nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục không đáp ứng tiêu chuẩn (có chứa sắc tố Sudan Red là chất gây ung thư) trong 3 tháng kể từ bây giờ.
Theo Lianhe Daily, ớt bột nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục đã nhiều lần được kiểm tra ở biên giới về vấn đề có chứa chất bị cấm “Sudan Red” hay không, gần đây cơ quan y tế địa phương tại Đài Loan cũng đã liên tiếp phát hiện các mặt hàng chứa các chất bất hợp pháp.
Lâm Kim Phú (Lin Jinfu), Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, cho biết vào ngày 20/2 rằng – Cục đã kiểm tra 100% lô bột ớt Trung Quốc theo từng đợt từ ngày 11/12 năm ngoái đến ngày 10/6 năm nay và chỉ được phép nhập khẩu vào Đài Loan nếu đáp ứng yêu cầu. Trong đó, 21 nhà xuất khẩu, sản xuất bột ớt không đủ tiêu chuẩnsẽ tạm dừng kiểm tra nhập khẩu từ Trung Quốc sang Đài Loan trong 3 tháng kể từ bây giờ.
Bột ớt chứa chất gây ung thư ” Sudan Red ” nhập khẩu từ Trung Quốc đại lục đã chảy vào Công ty Thực phẩm Dụ Vinh và được chế biến thành hơn 30.000 kg bánh quy ăn vặt nổi tiếng “Hương vị tôm cay “.
Công ty Dụ Vinh cho biết sau khi Bộ Y tế kiểm tra, họ đã ngay lập tức loại bỏ bánh “Hương vị tôm cay” ra khỏi kệ hàng và sẽ hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra của Bộ Y tế trong các thủ tục tiếp theo. Chỉ cần người tiêu dùng mang theo hóa đơn hoặc sản phẩm bị lỗi thì có thể được hoàn tiền tại điểm bán hàng.
Theo điều tra, nguyên liệu thô của các sản phẩm này được mua từ Công ty TNHH Baoxin Enterprise ở thành phố Tân Đài Bắc. Cục Y tế Chính quyền Thành phố Tân Đài Bắc đã kiểm tra ngẫu nhiên nguyên liệu thô của sản phẩm này. Vào hôm 9/2 – Sản phẩm “Bột ớt đỏ (Ngày sản xuất: 2026.10.4)” được phát hiện chứa Sắc tố Sudan Red No. 3 ở mức 4 ppb (tiêu chuẩn: không phát hiện được), nguyên liệu thô có cùng số lô đã được kiểm tra và chuyển xuống 7 công ty hạ nguồn khác.
Cục Y tế Tân Đài Bắc đã viết thư cho các cơ quan y tế thuộc thẩm quyền của 7 công ty hạ nguồn để hỗ trợ xác nhận tình hình thu hồi các sản phẩm liên quan. Hiện tại, 7 công ty hạ nguồn tiếp tục đang tiếp tục thu hồi các sản phẩm liên quan (bao gồm cả các sản phẩm của Công ty Dụ Vinh). Tính đến ngày 19 tháng 2, có tổng cộng 1.056,988 kg đã được thu hồi.
Ông Lâm Kim Phú cho biết – nguyên liệu thô được các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng phải tuân thủ Luật An toàn thực phẩm cũng như các luật và quy định liên quan của Đài Loan, đồng thời có thông tin hoặc hồ sơ liên quan có thể truy xuất nguồn gốc.
Bất kỳ ai vi phạm các quy định trên sẽ phải thu hồi và giải quyết hậu quả trong vòng một thời hạn theo Điều 44 của Luật An toàn thực phẩm. Nếu không cải chính, sẽ bị phạt từ 60.000 Đài tệ đến 200 triệu Đài tệ, ngoài ra, nhà điều hành có thể bị yêu cầu đình chỉ hoạt động bán hàng và niêm phong sản phẩm theo quy định tương tự.
Theo “Phạm vi và giới hạn sử dụng phụ gia thực phẩm” của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan, tất cả các loại hợp chất Sudan Red đều bị cấm làm phụ gia thực phẩm. Tác hại của Sudan Red đối với cơ thể con người đã được thảo luận từ lâu.
Nhan Tông Hải (Yan Zonghai), giám đốc Trung tâm chống độc lâm sàng của Bệnh viện Lâm Khẩu Trường Canh, cho biết Sudan Red từ No. 1 đến No. 4 đều được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm chất gây ung thư cấp độ 3 – tức là “chất gây ung thư chưa được phân loại”.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều cấm bổ sung màu Sudan Red vào thực phẩm nhưng không có cơ chế kiểm tra rõ ràng. Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng màu Sudan Red là một chất gây dị ứng và một số nhóm dị ứng có thể gây viêm da khi tiếp xúc với Sudan Red.
Hoàng Dung (t/h)
Theo The Epoch Times, Vision Times
Xem Thêm:
Đài Loan xua đuổi tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc giữa lức căng thẳng 2 nước gia tăng
Mỹ kêu gọi chống lại hệ thống kiểm duyệt ngày càng tăng của Trung Quốc
Người giàu Trung Quốc đối diện với những lựa chọn khó khăn khi thị trường chứng khoán sụp đổ
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*