spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Điểm yếu của AI – vẽ bàn tay con người

Thời gian qua, các chương trình AI tạo ảnh từ văn bản đầu vào như Midjourney nở rộ, liên tục được cải tiến về tính năng và hiệu suất. Tuy nhiên, chúng chưa thực hiện được yêu cầu vẽ bàn tay con người sống động như thật.
Trong hầu hết các trường hợp, hình ảnh bàn tay con người do AI tạo ra đều trông rất “lạ” với nhiều ngón tay thừa (đôi lúc là thiếu), và nằm ở các vị trí khác nhau hề đúng với giải phẫu học. Chính khuyết điểm này đã giúp nhiều người nhận ra đâu là tranh do con người vẽ, và đâu là do tranh của AI vẽ.
Bộ ảnh đẹp như thật này phơi bày điểm yếu của AI khi vẽ tranh dựng ảnh - Ảnh 6.
Điểm yếu của AI – Nhân vật Wirt trong Diablo I được AI lột tả theo phong cách điện ảnh thập niên 80. Chúng ta có thể thấy tay nhân vật vẫn … không giống người – Ảnh: YouTube.
Một cư dân mạng nêu lên ý kiến cá nhân về việc AI vẽ ảnh Thần Phật. Anh chia sẻ: “Ngày xưa để vẽ một hình tượng Phật phải cần đến vài ngày, vài tháng hoặc vài năm. Có vị đạo sư phải dành cả đời để họa hình Phật mong chúng sinh có công đức khi lễ lạy Phật. Người họa sĩ, nghệ nhân đặt cái tâm trong đó nên thờ cúng Phật ta có công đức, sự kính trọng Phật.
Nhưng ngày nay dưới sự phát triển của khoa học, trí tuệ nhân tạo đã chế ra những “Phật ma” trong vài giây dưới hình tượng không khác Phật là mấy nhưng lại lộ ra những sơ hở chết người, đặc biệt là bàn tay, bàn chân, đôi mắt. 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp không còn nữa mà thay vào đó là những nét vẽ ma quái, đáng sợ khiến người xem bất an”. Ý kiến của anh đã nhận được sự đồng tình của cộng đồng mạng. Thực tế, nhiều người hễ thấy hình Phật là đăng lên mạng bái lạy, cầu xin,… Họ không biết hình Phật đó là sản phẩm của AI. Nếu để ý bàn tay thì không khó để nhận diện ra đó là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo.
Có thể là hình minh họa về đền thờ
Điểm yếu của AI – Ảnh Phật do AI vẽ với bàn tay và chân biến dị

Các phần mềm AI … nói gì về việc AI không giỏi vẽ tay?

Hầu hết các họa sĩ đều khẳng định vẽ tay rất khó. Vậy AI nghĩ gì về điều này? Để trả lời câu hỏi, phóng viên của tạp chí Kotaku đã thử truy vấn ChatGPT, phần mềm chatbot tích hợp AI nổi tiếng Internet thời gian gần đây.

Phóng viên John Walker đặt câu hỏi: “Tại sao AI lại render ngón tay người tệ như thế?

ChatGPT đáp: “Việc render được ngón tay người một cách thực tế là thử thách với AI, bởi lẽ tay có đốt, có hình dáng và kết cấu bề mặt phức tạp. Việc nắm bắt được những nét tinh tế của cách ánh sáng tương tác với da, móng, và những nếp nhăn cần tới những kỹ năng dựng hình và render tiên tiến“.

Phóng viên Walker hỏi sâu hơn, và ChatGPT trả lời:

Theo giới chuyên gia, lý do các AI đều không thể hiện được chính xác bàn tay là các bộ dữ liệu đào tạo của chúng thường chỉ “học” được các phần của bàn tay, không tạo được hình ảnh tổng thể. Kết quả là, ảnh bàn tay do AI tạo ra có thể phình to, quá nhiều ngón hoặc cổ tay duỗi thẳng, khiến người xem rất dễ nhận biết đó là tác phẩm của trí tuệ nhân tạo.

Phó giáo sư Amelia Winger-Bearskin, chuyên gia về AI và nghệ thuật tại Đại học Florida, cho biết việc tái tạo bàn tay hiện vẫn là vấn đề nhức nhối với bất kỳ phần mềm nào. “AI không hiểu hết ý nghĩa của từ ‘bàn tay’, khiến việc tái tạo bộ phận này gặp khó. Bàn tay có nhiều hình dạng, kích cỡ và hình thức, đồng thời hình ảnh trong tập dữ liệu đào tạo đa dạng hơn nhiều so với khuôn mặt”, bà giải thích.

sub buzz 865 1675192769 8.png

Còn người phát ngôn của Stability AI, nền tảng đứng đằng sau Stable Diffusion, chia sẻ với BuzzFeed News rằng một phần của thiếu sót này bắt nguồn từ việc không có nhiều dữ liệu về bàn tay như khuôn mặt.

Giáo sư Peter Bentley, khoa học gia máy tính tại Đại học College London, cho biết các bộ tổng hợp 2D của AI có thể biết đến sự tồn tại của lòng bàn tay, ngón tay và móng tay, nhưng chúng không có được sắc thái và hình học 3D của bàn tay.

Nghệ sĩ Amelia Winger-Bearskin, đồng thời là phó giáo sư về AI và nghệ thuật tại Đại học Florida, chia sẻ với BuzzFeed News rằng để có được đôi bàn tay hoàn hảo, các trình tạo ảnh bằng AI phải cần phải hiểu về cơ thể con người, cũng như cách thức hoạt động của bàn tay và cả những hạn chế của chúng.

Sự lo ngại

Theo Ragan, sinh viên ngành nghệ thuật tại Đại học Florida, việc AI tạo nên ảnh thật hơn khiến anh phấn khích. Tuy nhiên, cảm giác đó giảm dần theo thời gian. “Sự hoàn hảo làm giảm đi niềm vui và sự sáng tạo bằng AI. Tôi thích một chút nghệ thuật, nhưng giờ các tác phẩm dường như trở nên cứng nhắc và tạo cảm giác robot hơn”, anh nói.

Hany Farid, giáo sư pháp y kỹ thuật số tại Đại học California, cho rằng việc AI liên tục cải tiến và ngày càng chân thật khiến nó có thể bị lạm dụng. “Khi nhìn vào một bức ảnh, người bình thường sẽ nghĩ: ‘Được rồi, có bảy ngón tay ở đây và ba ngón ở kia, nó được làm giả’. Nhưng khi AI bắt đầu hiểu đúng, căn cứ để xác định ảnh do bot hay người vẽ càng khó thực hiện”, Farid giải thích.

Cũng theo ông, những AI như Midjourney có nguy cơ gây ra rủi ro chính trị, vì có thể tạo những tác phẩm thật hơn hơn, từ đó lan truyền thông tin sai lệch. Ông lấy ví dụ, tuần trước, bức ảnh giả cựu tổng thống Mỹ Donald Trump bị bắt do Midjourney tạo ra đã lan truyền trên Twitter khiến nhiều người tưởng là thật.

Trong những bức ảnh trước đây, Farid cho rằng ông có thể phát hiện lập tức việc nó được tạo từ AI chỉ bằng hành động nhìn vào bàn tay. “Manh mối” này giờ khó nhận biết hơn.

Midjourney ra mắt năm 2021, nhưng rộ lên từ tháng 8/2022 khi cho phép tạo tranh miễn phí. Chỉ sau vài tháng, hàng triệu người đã dùng Midijourney để vẽ tranh ảnh, dựng phim, làm bìa tạp chí, tranh minh họa. Tháng 8/2022, tạp chí The Atlantic từng bị chỉ trích vì một biên tập viên sử dụng Midjourney vẽ minh họa nhân vật cho bài viết, thay vì mua ảnh hay thuê người vẽ. AI này cũng đoạt giải nhất trong một triển lãm tranh vẽ ở bang Colorado, khiến giới họa sĩ khó chịu. Các họa sĩ lo ngại, bên cạnh việc bị đánh cắp bản quyền, các tác phẩm của họ còn bị dùng để huấn luyện phần mềm và có thể giành giật chính công việc của họ trong tương lai.

Nghi Vân (t.h)

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 17

Xem thêm: 

> Dùng AI “hồi sinh” người đã khuất, công nghệ gây nhiều lo ngại về đạo đức

Nhà văn đoạt giải Nobel tiết lộ gây sốc nhờ ChatGPT viết bài phát biểu

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều