spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Du học sinh Trung Quốc bị “bắt cóc trực tuyến” tại Mỹ

Cảnh sát Mỹ đã tìm thấy một học sinh trao đổi người Trung Quốc là nạn nhân của vụ lừa đảo “bắt cóc trực tuyến” trong một căn lều ở vùng hoang dã thuộc bang Utah của Hoa Kỳ. Trước đó, cha mẹ anh ở Trung Quốc đã trả cho bọn bắt cóc số tiền chuộc lên đến 80.000 USD.

 Du học sinh Trung Quốc bị “bắt cóc trực tuyến” tại Mỹ
Một du học sinh Trung Quốc 17 tuổi tại Mỹ cùng cha mẹ là nạn nhân của một vụ “bắt cóc trực tuyến” và bị lừa 80.000 USD. Ảnh chụp màn hình video

Theo Sound of Hope, nạn nhân của vụ bắt cóc trực tuyến là Trang Khải, 17 tuổi đến từ Trung Quốc đại lục và đang theo học tại một trường trung học ở Riverdale, Utah , Hoa Kỳ .

Trang Khải được thông báo mất tích vào ngày 28 tháng 12. Cha mẹ anh ở Trung Quốc đã thông báo với nhà trường rằng Trang Khải dường như đã bị bắt cóc và những kẻ bắt cóc đã liên hệ với họ để đòi tiền chuộc.

Gia đình chủ nhà mà Trang Khải thuê trọ ở Riverdale ban đầu không nhận ra anh mất tích vì họ nghe thấy giọng nói của anh trong bếp vào sáng hôm đó.

Cảnh sát Riverdale sau đó đã tìm thấy anh vào hôm Chủ nhật trong một căn lều gần thành phố Brigham, cách chỗ ở của Trang Khải khoảng 40 km.

Phía cảnh sát cho rằng Trang Khải đã bị “những kẻ bắt cóc trên internet” thao túng và kiểm soát, khiến anh nhầm tưởng rằng gia đình của mình ở Trung Quốc đang bị đe dọa, và nếu anh không vâng lời, thì gia đình sẽ bị tổn hại.

Quá trình xử lý vụ án này hoàn toàn phù hợp với mô hình điển hình của một vụ “bắt cóc trực tuyến”: “kẻ bắt cóc” thường yêu cầu nạn nhân lẩn trốn một mình và cung cấp ảnh chụp, sau đó chúng sẽ gửi những ảnh chụp đó như bằng chứng của việc bắt cóc cho gia đình nạn nhân để đòi tiền chuộc

Trong khi đó, nạn nhân cũng bị buộc phải tuân theo chỉ dẫn, nếu không thì gia đình sẽ bị tổn hại. Vì vậy, nạn nhân thường sẽ làm theo sự hướng dẫn của “kẻ bắt cóc”. Đến lúc này, cả nạn nhân và gia đình đều sẽ rơi vào bẫy của kẻ xấu và lầm tưởng rằng cả hai bên đều bị khống chế.

Theo truyền thông Hoa Kỳ, Trang Khải đã mua các thiết bị cắm trại vào ngày 20 tháng 12 năm ngoái và tự cách ly theo yêu cầu của “những kẻ bắt cóc trên Internet”.

Cảnh sát Riverdale đã làm việc với FBI để tìm kiếm tung tích của Trang Khải sau khi anh bị báo cáo “mất tích”. Cảnh sát đã lần theo các manh mối về hồ sơ ngân hàng, hoá đơn tiêu thụ và danh sách cuộc gọi để phân tích và xác định rằng Trang Khải đang ở một mình trên sườn đồi gần thành phố Brigham, cách thành phố Riverdale khoảng 40km về phía bắc.

id14149188 415935297 788486486647481 6767199660151218004 n
Du học sinh Trung Quốc Trang Khải được tìm thấy sau nhiều ngày mất tích, may mắn là anh ấy bình an vô sự. Ảnh: Cảnh sát thành phố Riverdale, Utah

Đến ngày 31 tháng 12, Cảnh sát tìm thấy anh trong một lều cắm trại trên núi. Trong lều của Trang Khải không có thiết bị sưởi ấm, mà chỉ có “chăn giữ nhiệt, túi ngủ, một ít thức ăn nước uống và một số điện thoại được cho là dùng để thực hiện vụ bắt cóc trực tuyến”.

Do thời tiết ở Utah rất lạnh vào thời điểm này trong năm, nên cảnh sát đặc biệt lo lắng cho sự an toàn của nạn nhân và sợ rằng anh ta có thể chết cóng trong đêm. Nhưng may mắn thay, Trang Khải vẫn còn sống và anh đã thở phào nhẹ nhõm sau khi nhìn thấy cảnh sát.

Sau khi được giải cứu, nạn nhân đã được nói chuyện với gia đình và đảm bảo rằng họ vẫn an toàn, sau đó Trang Khải đã yêu cầu “một chiếc bánh mì kẹp phô mai nóng” trên đường trở về đồn cảnh sát.

Cảnh sát Riverdale cho biết gia đình Trang Khải ở Trung Quốc đã trả 80.000 USD vào một tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc do “kẻ bắt cóc” chỉ định.

Theo thông cáo báo chí từ Sở Cảnh sát Riverdale, cảnh sát đã làm việc với FBI, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc và các quan chức Trung Quốc để xác định vị trí của du học sinh bị bắt cóc.

Sở Cảnh sát Riverdale cho biết những kẻ bắt cóc trực tuyến gần đây thường nhắm vào các sinh viên nước ngoài, đặc biệt là những sinh viên đến từ Trung Quốc.

Trước đó, cảnh sát Thượng Hải, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy, Nội Mông, Thanh Hải và các nơi khác ở Trung Quốc cũng đã đưa ra cảnh báo về những vụ “bắt cóc ảo” liên quan đến du học sinh, với số tiền lừa đảo từ 1 triệu đến 15 triệu nhân dân tệ.

Banner 1

Hoàng Dung (t/h)

Theo SOH, The Epoch Times

Xem Thêm:

Trung Quốc: Nhiều người qua đời vì dịch bệnh, kinh doanh bình đựng tro cốt bùng nổ

Một người dân Trung Quốc tung tiền từ cửa sổ xuống nhưng không ai muốn nhặt

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều