spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Dùng AI mạo danh CEO cấp cao, lừa đảo hàng trăm triệu đô la Hồng Kông

Gần đây, các vụ án liên quan đến việc sử dụng công nghệ deepfake của AI để lừa đảo đã xảy ra ở Hồng Kông. Nhóm lừa đảo đã giả dạng ngoại hình và giọng nói của một số giám đốc điều hành (CEO) người Anh của một công ty đa quốc gia. Đồng thời lợi dụng các cuộc họp trực tuyến để lừa nhân viên tài chính của công ty ở Hồng Kông và chiếm dụng khoảng 200 triệu đô la Hồng Kông dưới danh nghĩa thực hiện các giao dịch bí mật.

Dùng AI mạo danh các CEO cấp cao, lừa được hàng trăm triệu đô la Hồng Kông
Nhóm lừa đảo sử dụng công nghệ deepfake của AI để lừa hàng trăm triệu đô la Hồng Kông. Ảnh: I-HWA CHENG/AFP qua Getty Images

Theo báo chí Hồng Kông đưa tin, Đội An ninh mạng của Cục Điều tra Tội phạm Công nghệ và An ninh mạng Hồng Kông cho biết – Đầu tiên, nhóm lừa đảo thu thập dữ liệu khuôn mặt và giọng nói của nhiều giám đốc điều hành cấp cao thuộc trụ sở chính của công ty đa quốc gia ở Anh trên Internet, sau đó sử dụng công nghệ AI deepfake để giả dạng khuôn mặt và giọng nói của các giám đốc điều hành cấp cao tại các công ty này. Rồi dựa theo một kịch bản viết sẵn trước đó để dựng một đoạn phim ngắn về “cuộc họp lãnh đạo cấp cao của công ty”.

Bước thứ hai, nhóm lừa đảo gửi tin nhắn đến nhân viên tài chính của công ty chi nhánh Hồng Kông dưới danh nghĩa giám đốc tài chính của trụ sở chính, rồi tuyên bố rằng công ty sắp thực hiện một “giao dịch bí mật” và mời nhân viên Hồng Kông tham gia vào một “hội nghị video” trực tuyến.

Ở bước thứ ba, một đoạn video ngắn được quay sẵn mô phỏng cuộc họp trực tuyến sẽ được phát cho nhân viên tài chính Hồng Kông. Màn hình cho thấy có rất nhiều nhân sự cấp cao của công ty ở Anh đang tham gia cuộc họp trực tuyến này, trong đó các “lãnh đạo cấp cao” sẽ “thảo luận ngắn gọn” về một giao dịch bí mật của công ty và đưa ra quyết định.

Ở bước thứ tư, Thông qua phần mềm nhắn tin tức thời, “Giám đốc tài chính của trụ sở chính” sẽ hướng dẫn nhân viên tài chính của chi nhánh Hồng Kông trong vòng một tuần, gửi tổng cộng 200 triệu đô la Hồng Kông vào 5 tài khoản ngân hàng địa phương 15 lần, dưới dạng quỹ “giao dịch bí mật”.

Vì khung cảnh của “hội nghị video” trực tuyến rất thực tế, nên nhân viên tài chính Hồng Kông không hề nghi ngờ gì và làm theo chỉ dẫn của “Giám đốc tài chính” để chuyển 200 triệu đô la Hồng Kông vào tài khoản được chỉ định thành nhiều đợt. Mãi đến ngày 29/1 năm nay, chi nhánh Hong Kong mới đến hỏi trụ sở và phát hiện đã bị lừa nên báo cảnh sát.

Cảnh sát Hong Kong chỉ ra rằng – trong vụ lừa đảo AI “thay đổi khuôn mặt” này , để tránh sự nghi ngờ của nạn nhân, nhóm lừa đảo đã sử dụng “công nghệ deepfake” nhằm mạo danh nhiều người và nhiều nhân vật quan trọng.

Do “cuộc họp trực tuyến” đã được sắp xếp từ trước nên không có sự đối thoại và tương tác trực tiếp trực tuyến với nhân viên Hồng Kông trên mạng, do đó toàn bộ “hội nghị” đã kết thúc chỉ sau vài phút, và không cho nhân viên Hồng Kông có bất kỳ cơ hội nào để đặt câu hỏi ngay lúc đó.

BN 2 jpeg 5

Sau khi công bố chi tiết các trường hợp nêu trên, cảnh sát đã nhắc nhở người dân Hồng Kông rằng – các phương thức lừa đảo “Deepfake” của trí tuệ nhân tạo AI rất khó xác định và những thứ nhìn thấy trên mạng “chưa chắc đã là thật”.

Cảnh sát Hồng Kông cũng đưa ra các cách để xác định gian lận bằng công nghệ deepfake như sau:

1. Yêu cầu đối phương thực hiện các hành động được chỉ định trước camera và chú ý xem hình ảnh của đối phương trên video có xuất hiện bất thường gì không.

2. Đặt câu hỏi cho người thân, bạn bè qua điện thoại hoặc trên video để xác định xem danh tính của bên kia có đúng hay không.

3. Không dễ dàng cung cấp khuôn mặt, dấu vân tay và các thông tin sinh trắc học khác của bạn cho người khác để tránh bị kẻ lừa đảo lợi dụng để phạm tội.

4. Khi người thân, bạn bè và nhân viên công ty yêu cầu thực hiện các giao dịch chuyển tiền trong video hoặc đoạn ghi âm, hãy nhớ gọi lại cho bên kia hoặc hoặc xác minh danh tính và hướng dẫn của họ thông qua các phương tiện khác.

5. Tránh trả lời các cuộc gọi video lạ để ngăn chặn những kẻ lừa đảo đánh cắp chân dung của bạn và sử dụng nó để phạm tội.

6. Nếu nghi ngờ, bạn có thể nhập số điện thoại, tài khoản mạng xã hội, số tài khoản thanh toán,… của đối phương vào “Công cụ video chống lừa đảo” để đánh giá rủi ro, hoặc gọi đến đường dây nóng của Trung tâm điều phối chống gian lận của Lực lượng Cảnh sát Hồng Kông tiến hành điều tra.

Hiện cảnh sát Hồng Kông không tiết lộ tên công ty bị lừa đảo, nhưng cho biết vụ việc vẫn đang được điều tra và “cho đến nay vẫn chưa có ai bị bắt”.

Hoàng Dung biên dịch

Theo NTDTV

Xem Thêm:

Các đại gia ngân hàng ồ ạt sa thải nhân sự và xem xét sử dụng AI

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Tàu Hướng Dương Hồng 03 cập cảng Maldives, mối quan hệ Trung – Ấn thêm căng thẳng

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều