spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Hàng loạt trận động đất từ Cam Túc đến Tân Cương làm rung chuyển Trung Quốc

Sáng ngày 19/12, một trận động đất mạnh 5,5 độ Richter đã xảy ra tại thành phố Atush, châu tự trị Kirghiz Kizilsu, Tân Cương, Trung Quốc. Trước đó, vào ngày 18/12, một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter cũng đã xảy ra ở huyện Tích Thạch Sơn, châu Lâm Hạ, ​​tỉnh Cam Túc và gây thương vong nặng nề.

Vào đêm muộn ngày 18 tháng 12, một trận động đất mạnh 6,2 độ richter đã xảy ra tại huyện Tích Thạch Sơn, châu Lâm Hạ, ​​tỉnh Cam Túc của Trung Quốc với tâm chấn sâu 10 km.

Hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc – Tân Hoa Xã đưa tin ngày 19/12 rằng – tính đến 8h47 ngày hôm đó, trận động đất đã khiến ít nhất 105 người thiệt mạng, 186 người bị thương ở Cam Túc và 4.782 ngôi nhà bị hư hại. Ngoài ra, tại tỉnh Thanh Hải, có ít nhất 13 đã người thiệt mạng và hơn 140 người khác bị thương.

Tuy nhiên, ĐCSTQ có lịch sử luôn che giấu tình hình thật sự của thảm họa, nên số người thương vong thực tế có thể vượt xa con số được thông báo chính thức.

Sau trận động đất, nhiều đoạn video bị rò rỉ trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy những hình ảnh gây sốc về trận động đất.

Một đoạn video được camera giám sát quay lại cho thấy trận động đất mạnh ở Thanh Hải đã khiến ngôi nhà bị rung chuyển dữ dội, đèn trong nhà lập tức bật sáng và bụi bay mù mịt trước camera.

Khi trận động đất xảy ra ở Thanh Hải, các tòa nhà đã rung chuyển dữ dội rung chuyển. Trong ký túc xá nữ của một trường học, giường trong phòng của các sinh viên đã bị rung lắc dữ dội. Sau đó, đèn trong toàn bộ khu ký túc xá bật sáng, các sinh viên hoảng sợ chạy ra khỏi tòa nhà và hướng về phía khu vực thoáng đãng ngoài trời để đảm bảo an toàn.

Trong khi trận động đất xảy ra ở Cam Túc, một số sinh viên trong trường đại học địa phương đã bị chặn ở cầu thang ký túc xá vì cửa bị khóa, nhiều bạn đã đập vỡ kính trên cửa và đá khung cửa để trốn thoát ra ngoài.

Đến sáng ngày 19/12, trang Mạng lưới địa chấn Trung Quốc tiếp tục đưa tin – vào lúc 9h46 (tức 8h46 giờ Hà Nội) đã xảy ra một trận động đất mạnh 5,5 độ Richter tại thành phố Atush, Tân Cương (tâm chấn nằm ở 40,02 độ vĩ Bắc, 77,86 độ kinh Đông), với tâm chấn có độ sâu 10 km.

Nhiều cư dân mạng ở địa phương cho biết họ đã bị đánh thức bởi sự rung lắc. Có người cho hay: “Tôi đang ăn cơm, lắc một cái, sợ quá ném bát bỏ chạy”; “Trời ơi, [động đất] liên tục vậy, mọi người giữ an toàn nhé”.

Hiện chưa rõ con số thương vong ở Tân Cương.

Cũng trong năm nay, vào lúc 11h14 đêm ngày 22/10, một trận động đất có cường độ 4,7 độ Richter đã xảy ra tại huyện Túc Bắc, thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc.

Dị tượng xảy ra trước trận động đất mạnh ở Cam Túc

id14139177 7f661609a4c3af2d6f7cf98b0402a818
Vào ngày 19 tháng 12 năm 2023, các trang tin đại lục cho biết trước trận động đất Cam Túc, xuất hiện một đàn chim sáo lớn bay lượn trên bầu trời địa phương. Ảnh: The Epoch Times

Sau trận động đất xảy ra ngày 18/2 ở Cam Túc , một đoạn video được cư dân mạng đại lục đăng tải hôm 19/12 cho thấy – Vài ngày trước trận động đất, tại tỉnh Cam Túc đã xuất hiện một đàn chim lớn màu đen đang bay lượn trên bầu trời.

Một số người cho rằng đây là lời cảnh báo từ thiên nhiên. Chủ đề trên đã từng xuất hiện trong danh sách tìm kiếm nóng (hotsearch) trên các nền tảng mạng xã hội của Trung Quốc, nhưng sau đó nó đã nhanh chóng bị xóa bỏ khỏi hot search.

Đoạn video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy – hai ngày trước trận động đất, một đàn chim sáo màu đen lớn xuất hiện trên bầu trời tỉnh Cam Túc, chúng đậu trên đường dây điện và bay lượn thành đàn trên bầu trời.

Đoạn video này đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nhiều người cho rằng đây có thể là lời cảnh báo sớm từ thiên nhiên.

Một số cư dân mạng bình luận: “Trước mỗi trận động đất đều xuất hiện những hành vi bất thường của động vật, người dân trong vùng động đất nên chú ý đến xung quanh nhiều hơn và đừng chờ đợi sự cảnh báo muộn màng.”

“Mặc dù không thể giải thích hoàn toàn khi các hiện tượng dị thường xảy ra, nhưng ít nhất bạn cũng phải cảnh giác trước nó.”

“”Động vật thường có linh cảm trước khi các thảm hoạ xảy ra”.

Người xưa tin vào lý niệm “Thiên nhân hợp nhất”, họ nhận thức rằng Thiên – Nhân là một chỉnh thể, giữa hai bên có tồn tại mối liên hệ và quan hệ đối ứng. Sự biến hóa của thiên tượng sẽ dẫn động những biến hóa xảy ra trong xã hội nhân loại.

Trong lịch sự, người Trung Quốc xưa cho rằng động đất là điềm báo về sự bất ổn của nhà cầm quyền. Nhà kinh tế học, nhà tư tưởng Nho gia và chính trị gia Đổng Trọng Thư thời Tây Hán đã đưa ra thuyết “Thiên – nhân cảm ứng”.

Ông cho rằng các thiên tai, biến đổi bất thường của thiên nhiên là do sai lầm của nhà cầm quyền gây ra, các thiên tai khác nhau đối ứng với các sự việc khác nhau, các thiên tai khác nhau cũng phản ánh các sai lầm chính trị khác nhau, vậy nên cần có các biện pháp sửa chữa, bù đắp khác nhau.

Đổng Trọng Thư chỉ ra rằng – động đất xảy ra là báo hiệu việc quần thần quan lại không trung thành, đã thay lòng đổi dạ và chính quyền không ổn định. Bậc làm vua phải tự soi xét lại mình, làm yên lòng dân chúng, chọn dùng những vị quan hiền lương và chính trực, chấm dứt những hành vi quấy nhiễu nhân dân.

Hoàng Dung (t/h)

Theo NTDTV, The Epoch Times

Xem Thêm:

Đợt rét đậm ập đến Trung Quốc, nhiệt độ thấp nhất xuống dưới âm 48 độ C

Vụ phun trào núi lửa Iceland sắp sửa diễn ra

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều