spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Lộ diện chuỗi cung ứng nghi sử dụng lao động cưỡng bức ở Trung Quốc

Gần đây, nhiều báo cáo tiết lộ rằng – tồn tại chuỗi cung ứng cung cấp lao động cưỡng bức trong các ngành công nghiệp khác nhau ở Trung Quốc.

Một cuộc điều tra của The Outlaw Ocean Project – một tổ chức báo chí phi lợi nhuận ở Washington được tờ The Globe and Mail từ Canada trích dẫn cho thấy, có ít nhất 10 công ty thủy sản lớn ở Trung Quốc đã sử dụng hơn một nghìn lao động Duy Ngô Nhĩ kể từ năm 2018.

Lộ diện chuỗi cung ứng nghi sử dụng lao động cưỡng bức ở Trung Quốc
Công ty Thủy sản ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, dựa vào người Duy Ngô Nhĩ và lao động khác từ Tân Cương để xuất khẩu sang Mỹ, Canada, Đức, Đan Mạch và Hà Lan. Ảnh: Douyin quaThe Globe and Mail

Gần đây, cơ quan quản lý kinh doanh Canada đã đưa ra báo cáo đánh giá chuỗi cung ứng của công ty Zara thuộc Canada có mối liên hệ với các công ty Trung Quốc.

Báo cáo đã cáo buộc các công ty Trung Quốc này sử dụng nguồn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Báo cáo cũng tiết lộ rằng ba công ty Trung Quốc là Huafu Colored Spinning Co., Ltd., Shandong Zoucheng Guosheng và Tập đoàn Zhongtai Tân Cương, đã được xác định là sử dụng lao động cưỡng bức hoặc hưởng lợi từ nguồn lao động đó.

Theo đơn khiếu nại, Zara Canada bị nghi ngờ có liên quan đến việc sử dụng lao động cưỡng bức thông qua các nhà cung cấp này ngay từ tháng 5 năm 2019. Trong số các công nhân Duy Ngô Nhĩ được gửi đến tỉnh An Huy, xưởng kéo sợi màu Huafu (Huafu Colored Spinning) đã nhận được một tỷ lệ công nhân người Duy Ngô Nhĩ nhất định. Đồng thời, người khiếu nại cũng cho rằng Zara là một trong những “khách hàng lâu năm của Huafu”.

Đáp lại, Zara Canada phủ nhận mọi cáo buộc liên quan và từ chối hòa giải.

Ngoài ra, một cuộc điều tra độc quyền của tờ The Globe and Mail từ Canada một lần nữa tiết lộ rằng – Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện một kế hoạch chuyển giao lao động quy mô lớn, khi cưỡng bức đưa người Duy Ngô Nhĩ đến các vùng khác nhau ở Trung Quốc để làm việc trong các ngành công nghiệp lớn.

Trong số đó có ngành thủy sản. Kể từ năm 2018, ít nhất 10 công ty thủy sản lớn ở Trung Quốc đã tuyển dụng hơn một nghìn lực lượng lao động là người Duy Ngô Nhĩ, tuy nhiên điều này được rất ít người biết đến. Cuộc điều tra cho thấy các công ty này đã vận chuyển hơn 47.000 tấn hải sản sang Mỹ.

Các chuyên gia nghiên cứu nhân quyền chỉ ra rằng – chiến lược này của ĐCSTQ là nhằm kiểm soát và đồng hóa người dân, và nó được thiết kế để loại bỏ văn hóa Duy Ngô Nhĩ.

Trung Quốc bắt đầu chuyển giao lao động vào đầu những năm 2000 như một phần của hệ thống đàn áp rộng khắp đất nước, bao gồm các vụ bắt bớ hàng loạt và sử dụng các trại “cải tạo” – nơi tra tấn, đánh đập và cưỡng bức triệt sản đã được ghi nhận.

Tại Canada, Hạ viện đã thông qua nghị quyết vào năm 2021 và mô tả hành động của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ khác là một hình thức diệt chủng.

Nhiều quốc gia, bao gồm cả Canada, đã đưa ra luật nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức ở Tân Cương và các địa điểm khác.

Hoa Kỳ cũng đã thông qua luật vào năm 2021 cấm nhập khẩu “toàn bộ hoặc một phần” các sản phẩm do công nhân Tân Cương sản xuất vào thị trường Hoa Kỳ.

bang chung 1

Hoàng Dung (t/h)

Theo NTDTV, The Globe and Mail

Xem Thêm:

Trung Quốc chuẩn bị sản xuất hàng loạt robot hình người

Trung Quốc: Trụ trì chùa ngoại tình với nữ MC, bị tống tiền hơn 3 triệu NDT

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều