spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Nga tiếp tục triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus

Tân Thế Kỷ (TTK) –Hôm thứ Năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận được sự lên án mới từ chính quyền Tổng thống Joe Biden, sau khi xúc tiến kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tại đồng minh láng giềng là Belarus.

Nga tiếp tục triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bắt tay với Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Victor Khrenin trong cuộc gặp ở Minsk, Belarus ngày 25/5/2023. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga/Reuters

Kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân đã được ông Putin công bố trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước vào ngày 25/3. 

Hôm thứ Năm, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói với hãng tin nhà nước Nga Sputnik rằng việc triển khai hạt nhân chiến thuật đã bắt đầu.

“Việc chuyển vũ khí hạt nhân đã bắt đầu,” Lukashenko nói với các phóng viên ở Moscow, nơi ông đang tham dự các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo khác của các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Khi được hỏi liệu vũ khí đã đến Belarus chưa, ông nói: “Có thể. Khi quay lại tôi sẽ kiểm tra”.

Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga được triển khai bên ngoài nước, kể từ năm 1991 sau khi Liên Xô tan rã.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết Nga đã trang bị cho Belarus tên lửa Iskander-M, đây là loại tên lửa siêu thanh có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân. Ông cho biết thêm rằng Nga cũng chuyển giao một số máy bay Su-25 đã được chuyển đổi để có thể phóng vũ khí hạt nhân.

“Các quân nhân Belarus đã được đào tạo cần thiết” Bộ trưởng Shoigu cho biết.

Ông Shoigu nói thêm rằng các tài liệu mà ông ký tại Minsk, có liên quan đến quá trình lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus.

BN 3 jpeg 3

Tại Washington, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller mô tả kế hoạch này là “ví dụ mới nhất về hành vi vô trách nhiệm mà chúng tôi đã thấy từ Nga kể từ cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine hơn một năm trước”.

Miller lặp lại cảnh báo của Washington rằng – việc sử dụng vũ khí hóa học, sinh học hoặc hạt nhân trong cuộc xung đột sẽ dẫn đến “hậu quả nghiêm trọng”, nhưng ông không chỉ rõ những hậu quả đó là gì.

Miller nói với các phóng viên: “Tôi chỉ nói thêm rằng chúng tôi không có bất cứ lý do gì để điều chỉnh tư thế hạt nhân chiến lược của mình, hoặc bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Vũ khí hạt nhân chiến thuật được hình dung như một phương tiện mang lại sức mạnh hủy diệt của vũ khí hạt nhân trong một không gian chiến trường tương đối hạn chế. Những vũ khí này thường có tác động nhỏ hơn so với vũ khí hạt nhân chiến lược được thiết kế để phá hủy toàn bộ thành phố trong Chiến tranh Lạnh.

Putin đã nhiều lần cảnh báo rằng, Nga – quốc gia sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân hơn bất kỳ quốc gia nào khác – sẽ sử dụng mọi biện pháp để tự vệ, và ông coi cuộc chiến với Ukraine là cuộc chiến sống còn của Nga trước một phương Tây hiếu chiến.

Hoa Kỳ và các đồng minh nói rằng họ muốn Ukraine đánh bại các lực lượng Nga trên chiến trường, nhưng phủ nhận việc họ muốn tiêu diệt Nga – và phủ nhận rằng cuộc chiến Ukraine có liên quan đến việc mở rộng NATO thời hậu Xô Viết.

Belarus – quốc gia đồng minh của Nga – có biên giới với ba thành viên NATO  là Ba Lan, Litva và Latvia.

Hoàng Dung (t/h)

Theo The Epoch Times, Reuters

Xem Thêm:

Nga – Trung Quốc ký hiệp định kinh tế bất chấp chỉ trích của phương Tây

Nga tuyên bố chiếm được thành phố Bakhmut của Ukraine

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều