spot_img
20 C
Vietnam
Thứ tư,13 Tháng mười một
spot_img

Số ca đột quỵ tăng 30% so với cùng kỳ năm trước

Bệnh nhân đột quỵ vào Bệnh viện 108 dịp Tết năm nay tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái; các viện ở TP HCM như Quân y 175, Nhân dân 115 cũng ghi nhận tương tự.

Theo VnExpress, ngày 21/2, TS.BS Nguyễn Văn Tuyến, Trưởng Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết thông thường dịp lễ Tết, lượng bệnh nhân cấp cứu đột quỵ rất đông do tuyến dưới chuyển đến nhiều hơn.

Trong 7 ngày nghỉ tết Nguyên đán, từ ngày 8/2 đến 15/2 (tức ngày 29 Tết đến hết ngày mùng 5 Tết), Khoa Đột quỵ não, Bệnh viện 108 tiếp nhận 68 bệnh nhân đột quỵ cấp cứu và chuyển tuyến đến điều trị với số lượng rất lớn.

Một bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện 108. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Một bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Bệnh viện 108. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Con số 68 bệnh nhân trong 7 ngày nghỉ ước tính tăng 20-30% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất là mùng 4 tết, thu dung 15 bệnh nhân.

Trong đó có 28 bệnh nhân bệnh nhân cần can thiệp nội mạch cấp cứu (16 ca nhồi máu não sớm can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học, 12 ca xuất huyết dưới nhện can thiệp nút túi phình động mạch), và 05 bệnh nhân cần phẫu thuật giải áp kết hợp đặt dẫn lưu não thất mở cấp cứu (xuất huyết não lớn hoặc xuất huyết dưới nhện có lụt máu não thất).

TS.BS Nguyễn Văn Tuyến, Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ não, Phó Viện trưởng Viện thần kinh, Bệnh viện 108 cho biết những dịp lễ tết thường số lượng bệnh nhân đến cấp cứu đột quỵ rất đông do tuyến dưới chuyển tuyến nhiều hơn. “Tuy nhiên chưa năm nào tăng đột biến như năm nay, tình trạng quá tải xảy ra ngay từ những ngày đầu tết Nguyên đán”, ông Tuyến cho hay.

Tại Bệnh viện108, Khoa Đột quỵ não đã phối hợp cùng nhóm đột quỵ – mạch máu não tổ chức cấp cứu và điều trị bệnh nhân đột quỵ, trong đó đa số là cấp cứu tối khẩn cấp và bệnh nhân nặng chuyển tuyến từ các bệnh viện tuyến dưới ở khu vực miền Bắc.

Bác sĩ Tuyến cũng khuyến cáo, những ca cấp cứu đột quỵ tăng đột biến kể trên là con số khuyến cáo đến người dân nói chung, kể cả người trẻ tuổi có bệnh nền nên thực hiện lối sống lành mạnh và đặc biệt tuân thủ chế độ dùng thuốc khi điều trị bệnh nền như tăng huyết áp không chỉ trong dịp tết nguyên đán mà tất cả các dịp lễ hội khác, để tránh hậu quả khôn lường đến từ nguy cơ đột quỵ não.

Tại TP.HCM, cùng trong khoảng thời gian trên, Bệnh viện Nhân dân 115 tiếp nhận hơn 300 ca đột quỵ đến cấp cứu trong một tuần nghỉ Tết, tăng so với năm trước.

Theo công bố của Bộ Y tế đưa ra vào tháng 11/2022, hàng năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca bệnh đột quỵ, tỷ lệ tử vong khoảng 40%. Độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi; độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Tỷ lệ nam gặp đột quỵ nhiều hơn nữ, gấp 1,5 lần so với nữ (ở nước ngoài, tỷ lệ nữ bị đột quỵ nhiều hơn nam).

Ngoài ra, ở Việt Nam, tỷ lệ chảy máu não khi bị đột quỵ cao hơn so với nước ngoài. Tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não và chảy máu não ở nước ngoài là 85% và 15%, ở Việt Nam là 76% và 24%.

“Đặc biệt đáng lưu ý là tỷ lệ người trẻ dưới 45 tuổi, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chỉ chiếm 50%, còn chảy máu não chiếm đến 46%. Ở người trẻ, tỷ lệ chảy máu não gia tăng rất nhiều” – PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh.

Cách nhận biết các dấu hiệu đột quỵ qua FAST:

FACE: Mặt có cảm giác tê cứng, khi cười 1 bên mặt bị lệch, cười méo miệng, rối loạn thị lực.

ARM: Tay và chân tê mỏi hoặc không nâng được tay, chân 1 bên.

SPEECH: Nói bị líu lưỡi, không rõ chữ, không diễn đạt được.

TIME: Cần gọi cấp cứu đến cơ sở y tế có khả năng cấp cứu, điều trị đột quỵ não càng nhanh càng tốt.

Khi quan sát thấy ai có ít nhất một trong ba biểu hiện trên (lệch mặt, yếu tay chân, nói khó) hãy nghĩ đến bệnh lý đột quỵ não và lập tức gọi cấp cứu ngay, không trì hoãn. Khung giờ vàng để có kết quả điều trị tốt nhất là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc đột quỵ.

(Theo VNE)

 

Nghi Vân (t.h)

Banner 1

Xem thêm:

Chân dung “bệnh X” mà WHO đã cảnh báo

Giới trẻ đua nhau hút “bóng cười”, bất chấp hiểm họa khôn lường phía sau

Hiểm họa khủng khiếp sau trào lưu “hút vape… cho ngầu” của giới trẻ

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều