spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Thông tin cá nhân của công dân Trung Quốc bị rò rỉ trên diện rộng

Thông tin cá nhân của Trung Quốc đã bị rò rỉ trên quy mô lớn, bao gồm số điện thoại di động của nhiều doanh nhân nổi tiếng như “người giàu nhất Trung Quốc” tỷ phú Chung Thiểm Thiểm và hàng trăm triệu thông tin doanh nghiệp của các công ty, với mức giá trung bình khoảng 2 xu một kiện.

Theo tiết lộ gần đây của truyền thông Trung Quốc, các cổ đông đứng đằng sau “Lipinyun” – một trong những nền tảng bán thông tin cá nhân các doanh nhân trên quy mô lớn – bao gồm Tencent và Bộ Tài chính Trung Quốc.

Thông tin cá nhân của công dân Trung Quốc bị rò rỉ trên diện rộng
Thông tin cá nhân của công dân Trung Quốc bị rò rỉ trên diện rộng. Ảnh: Philippe Huguen/AFP qua Getty Images

Vào ngày 14/5, theo báo cáo của nhật báo Trung Quốc “Tin tức kinh tế hàng ngày” – một nền tảng có tên “Tankecha” đang bán công khai thông tin cá nhân của các doanh nhân trên quy mô lớn, bao gồm “Hơn 200 triệu cơ sở dữ liệu doanh nghiệp” và “Hơn 1 tỷ manh mối và thông tin liên hệ”.

“Lipinyun”- Một nền tảng khác bán đã thông tin cá nhân của các doanh nhân trên quy mô lớn – tuyên bố có “hơn 270 triệu thông tin thương mại và công nghiệp của công ty, hơn 530 triệu địa chỉ liên hệ và được liệt kê trên Sàn giao dịch dữ liệu Thượng Hải”. Ngoài ra, nhiều số điện thoại di động của các doanh nhân khác cũng được rao bán trên nền tảng này.

Sau khi xác minh, các nền tảng nêu trên đã bán thông tin cá nhân của người sáng lập Nông phu tuyền sơn – tỷ phú Chung Thiểm Thiểm, người sáng lập Semir Clothing – Khâu Quang Hoà, chủ tịch Rongsheng Group – Lý Thuỷ Vinh, chủ tịch Xinshang Group – Đường Lập Tân…vv

Trang wed “Danh sách người giàu Hurun” – tổ chức theo dõi và ghi lại những thay đổi trong cộng đồng doanh nhân Trung Quốc – cho thấy nhiều doanh nhân (và gia đình) bị rò rỉ thông tin cá nhân có khối tài sản vượt quá 10 tỷ nhân dân tệ. Ngoài ra, số điện thoại di động của một số doanh nhân nổi tiếng cũng được rao bán.

“980 nhân dân tệ mỗi năm, bạn có thể xem được thông tin của 5.000 công ty mỗi tháng,” đây là trích dẫn từ nền tảng Tankecha. Dựa trên số lượng truy vấn tối đa, có thể tính ra giá thông tin cá nhân của một doanh nhân chỉ vào khoảng là 0,016 nhân dân tệ. Điều này có nghĩa là muốn truy vấn số điện thoại di động của các doanh nhân như Chung Thiểm Thiểm và Lý Thuỷ Vinh thì chỉ với mức giá hàng năm tương đương khoảng 2 xu cho mỗi kiện thông tin.

Một số lượng lớn điện thoại cá nhân của các doanh nhân được bán với giá thuê bao hàng năm. Vậy các nền tảng này đã lấy dữ liệu riêng tư ở đâu?

“Xếp hạng đầu tiên trong ngành, cơ sở dữ liệu được niêm yết trên Sàn giao dịch kỹ thuật số Thượng Hải” ;“Lipinyun có cổ đông là Tencent Venture Capital, chuyên về hệ thống tìm kiếm khách hàng dữ liệu lớn và hệ thống cuộc gọi đi thông minhV; “270 triệu dữ liệu doanh nghiệp đã được đăng ký trong nước” – Đây là lời giới thiệu từ nhân viên bán hàng của Shanghai Wewenjia Information Technology Co., Ltd. (gọi tắt là “Wewenjia”) trong quá trình tiếp thị qua điện thoại. Hệ thống thu hút khách hàng của Wewenjia được gọi là Lipinyun – một trong những nền tảng bán thông tin cá nhân các doanh nhân trên quy mô lớn.

Nhân viên bán hàng cho biết: “Chúng tôi chủ yếu tìm kiếm các doanh nghiệp định hướng bán hàng. Chỉ cần bạn đang kinh doanh bên B (người dùng doanh nghiệp), sản phẩm này chắc chắn sẽ hữu ích. Gói dữ liệu hoàn chỉnh hàng năm là 16.800 nhân dân tệ, và một robot gọi đi thông minh có giá 5.000 nhân dân tệ, trong một ngày có thể thực hiện 1.000 cuộc gọi.”

Danh thiếp của nhân viên bán hàng sử dụng logo Tencent và tên WeChat của anh ta cũng được đánh dấu bằng “Tencent Lipinyun ~ XX”, nhưng từ Tencent không xuất hiện trên mẫu hợp đồng mua bán mà anh ta trình bày.

Một người có liên quan với Tencent cho biết: Tencent là cổ đông thiểu số của Lipinyun, chiếm chưa đến 9% cổ phần và không tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty.

Nhân viên bán hàng nói trên cũng đề cập rằng: “Quỹ Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ Quốc gia cũng nắm giữ một vài phần trăm cổ phần của chúng tôi”.

Theo thẩm tra, các cổ đông của Weiwenjia bao gồm Công ty TNHH Vốn đầu tư mạo hiểm công nghiệp Tencent (nắm giữ 8,98% cổ phần) và Đối tác Quỹ đầu tư cổ phần tư nhân phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Guozhong Thâm Quyến (nắm giữ 4,56% cổ phần) – Quỹ này có 25% cổ phần được sở hữu bởi Công ty TNHH Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc gia.

Thông tin công khai cho thấy – Công ty TNHH Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc gia do Bộ Tài chính Trung Quốc, Cục quản lý độc quyền Thuốc lá Trung Quốc cùng các bộ, ngành và các doanh nghiệp nhà nước khác dẫn đầu, trong đó Bộ Tài chính Trung Quốc là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 42,66% cổ phần.

BN 2 jpeg 1 1

Ngoài ra, nhân viên bán hàng nói trên còn cho báo “Tin tức kinh tế hàng ngày” xem giấy chứng nhận kỷ niệm danh sách sản phẩm dữ liệu “Điều tra toàn cảnh công nghiệp và thương mại” của Sàn giao dịch kỹ thuật số Thượng Hải, giấy chứng nhận nộp hồ sơ bảo vệ cấp độ bảo mật hệ thống thông tin và chứng nhận hệ thống quản lý bảo mật thông tin ISO27001.

Làm thế nào Lipinyun có được lượng lớn thông tin cá nhân của các doanh nhân?

Về nguồn dữ liệu, một số nhân viên bán hàng của Lipinyun tiết lộ: Đầu tiên, sau khi big data nắm bắt được số điện thoại thì sẽ so sánh với tên của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp trên “Hệ thống công khai thông tin tín dụng doanh nghiệp quốc gia”, đồng thời hợp tác với ba nhà khai thác viễn thông lớn (China Mobile, China Telecom và China Unicom) để có được thông tin điện thoại và tên thật; thứ hai là trả phí cho các nền tảng chính và mua thông tin; thứ ba là sử dụng công nghệ “big data + phân tích siêu liên kết” để nắm bắt và tích hợp thông tin từ nhiều nền tảng khác nhau.

Tuy nhiên, cả China Mobile và China Unicom đều phủ nhận việc bán thông tin cá nhân của người dùng.

Cao Phi (Gao Fei), luật sư tại Công ty luật Bách Cốc ở Thượng Hải, cho biết việc thu thập và bán số điện thoại của doanh nhân trên quy mô lớn bởi các nền tảng nêu trên đã vi phạm “Luật bảo vệ thông tin cá nhân” và “Luật hình sự”, đồng thời bị nghi ngờ cấu thành tội xâm phạm thông tin cá nhân của công dân. Ngoài ra, nếu có hành vi “Vi phạm dữ liệu” (tiếng anh: Database Breach) cũng bị nghi ngờ cấu thành tội phá hoại hệ thống thông tin máy tính.

Hoàng Dung biên dịch

Theo Epoch Times Hoa ngữ

Xem Thêm:

Trung Quốc: Dịch bệnh tiếp tục hoành hành, biến thể mới KP.2 lây lan nhanh chóng

Hoa Kỳ tìm kiếm bằng chứng thu hoạch và buôn bán nội tạng bất hợp pháp ở Trung Quốc

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều