spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

“Tiểu phấn hồng” Trung Quốc gây tranh cãi khi có hành vi thô lỗ với nghệ sĩ Piano người Anh

Gần đây, một nghệ sĩ piano nổi tiếng người Anh khi đang livestream (phát trực tiếp) buổi biểu diễn ngẫu hứng của mình tại một cửa hàng bách hóa ở London, thì bất ngờ nhóm du khách Trung Quốc ở phía sau đi tới và không cho vị nghệ sĩ piano quay phim, thậm chí còn yêu cầu ông tuân thủ luật pháp Trung Quốc.

Vào ngày 19 tháng 1, Brendan Kavanagh, một nghệ sĩ piano gốc Ireland cực kỳ nổi tiếng trên mạng xã hội Anh, đang vui vẻ đánh đàn bằng cây đàn piano công cộng trong một cửa hàng bách hóa ở London và phát trực tiếp cho người hâm mộ xem, thì bất ngờ có một vị khách không mời đã xông vào màn hình camera.

Trong video, có thể thấy một nhóm người Trung Quốc đang cầm lá cờ năm sao của Trung Quốc và đi về phía Kavanagh. Họ tự nhận là người của đài truyền hình Trung Quốc và yêu cầu Kavanagh không quay phim vì họ đang ở gần đó.

Kavanagh đã tỏ ra ngạc nhiên và bày tỏ sự bối rối về việc này, tuy nhiên nhóm người Trung Quốc khẳng định họ không muốn giọng nói và khuôn mặt của mình bị Kavanagh quay chụp, đồng thời yêu cầu Kavanagh không ghi âm và phát trực tiếp trong trung tâm thương mại.

Khi ông Kavanagh hỏi thêm là tại sao, thì nhóm này khẳng định “vì luật pháp Trung Quốc không cho phép điều đó”. Kavanagh thấy điều đó thật khó tin.

Ông Kavanagh đã nói với những người này rằng: “Đây không phải là Trung Quốc! Đây là Anh, và Anh là một đất nước tự do”. Mọi người được phép quay phim và chụp ảnh ở những nơi công cộng. Họ phải tuân theo luật pháp của Anh, không phải luật pháp của Trung Quốc.

Về vấn đề này, Triệu Lan Kiện (Zhao Lanjian) – Cựu nhân viên truyền thông cấp cao Trung Quốc cho rằng: “Thứ nhất, những người này có thể đang sử dụng công quỹ để đi du lịch và họ sợ hình ảnh của mình sẽ bị truyền bá về nước.

Thứ hai, rất có thể họ đang tham gia vào một công việc đặc biệt nào đó, bởi vì nhiều phóng viên ở Trung Quốc – những người được gọi là phóng viên truyền hình, hoặc những người được phái ra nước ngoài, hay thậm chí những người mang danh nghĩa Viện Khổng Tử, họ đều là người từ các bộ phận đặc biệt. Nên họ lo lắng hình ảnh của mình sẽ bị lộ.”

Ngoài ra, ông Triệu Lan Kiện cho biết thêm: “Khi họ nói rằng luật pháp Trung Quốc không cho phép người Anh quay chụp hình ảnh của họ. Đây rõ ràng là một hành vi gây rối, bởi vì khi đến Anh, trước tiên bạn phải tuân thủ luật pháp của Anh, Trung Quốc không có quyền kéo dài cánhs tay tài phán xuyên quốc gia hay xuyên lục địa”.

Nhà văn người Canada Thịnh Tuyết nhận xét “Khi nói về những “tiểu phấn hồng” của Trung Quốc, chúng ta thực sự nên nhận ra rằng con số này vẫn còn rất nhiều. Những người này là loại người Trung Quốc được sinh ra dưới sự giáo dục, nhồi sọ, tẩy não và ép buộc mạnh mẽ của ĐCSTQ, để rồi hình thành nên một nhân cách như vậy.”

(Trong đó, “Tiểu phấn hồng” là thuật ngữ để chỉ những người trẻ theo chủ nghĩa yêu nước cực đoan Trung Quốc)

Banner 1 3

Tiếp nối câu chuyện, nhóm người Trung Quốc này còn hét to rằng họ có cái gọi là “quyền hình ảnh”, một phụ nữ cũng nói rằng cô cũng là người Anh và mong Kavanagh tôn trọng quyền của họ.

Nhưng khi Kavanagh chỉ vào lá cờ năm sao do người phụ nữ cầm trên tay và tiếp tục tìm cách phản bác, một người đàn ông Trung Quốc đã bất ngờ hét lên, nói Kavanagh “đừng chạm vào cô ấy” và lớn tiếng cáo buộc Kavanagh là “kẻ phân biệt chủng tộc”, kỳ thị người Trung Quốc.

Nhà văn Thịnh Tuyết biểu thị: “Những người này cảm thấy rằng thông qua cách thực hiện và phương pháp như vậy, họ sẽ có thể đạt được lợi thế để tồn tại trong hệ thống của ĐCSTQ, vì vậy họ sẽ chủ động làm những việc như vậy. Họ chỉ biết về lợi ích hạch tâm của ĐCSTQ, mà không hiểu gì về thế giới”.

Ngay cả những người Anh đứng cạnh cũng không chịu nổi tiếng ồn ào do những người Trung Quốc này gây ra, họ thẳng thừng nói: “Đây là nơi công cộng, nếu không thích thì có thể rời đi.”

Ngoài ra, ông Triệu Lan Kiện cho biết thêm: “Bởi vì những người làm việc trong các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc rất kiêu ngạo, họ thường không đối xử bình đẳng với người khác và thường phán xét người khác. Vì vậy, khi đến Vương quốc Anh, họ cũng đã chỉ trích nhạc sĩ người Anh này. Và họ là đại diện cho một loại văn hóa trong giới truyền thông nhà nước Trung Quốc – đây cũng là một loại gọi là “lớn mà không chịu trưởng thành (tiếng Trung là “Cự anh tình kết”).

Sau đó, tranh chấp giữa hai bên đã thu hút sự chú ý của cảnh sát, sau khi nghe ông Kavanagh kể lại vụ việc, cảnh sát đã yêu cầu ông tắt camera nhưng ông không đồng ý.

Ông Kavanagh sau đó ngồi xuống và tiếp tục phát trực tiếp màn trình diễn của mình, đồng thời yêu cầu trợ lý điều chỉnh góc máy để quay cảnh cảnh sát đang nói chuyện với những người ở phía sau, đồng thời giới thiệu tình huống bằng ngôn ngữ hài hước khi đang chơi piano.

Sau khi đoạn video này được lan truyền trên internet, nó đã thu hút nhiều người xem và thảo luận trên các nền tảng trực tuyến ở cả trong và ngoài Trung Quốc, một số cư dân mạng cho rằng: “Họ chỉ là những kẻ thiếu hiểu biết. Không có quyền hình ảnh khi ở nơi công cộng”. Ngay cả cư dân mạng đại lục cũng để lại lời nhắn rằng “Thật đáng xấu hổ!”

Hoàng Dung biên dịch

Theo NTDTV

Xem Thêm:

Động đất Tân Cương: 6 người bị thương và hơn 120 ngôi nhà hư hại

Lở núi khiến 47 người bị chôn vùi tại Trung Quốc

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều