spot_img
28 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Trung Quốc: Hơn 4.000 dư chấn sau trận động đất 7,1 độ richter ở Tân Cương

Hôm 23 tháng 1, một trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại vùng nông thôn ở huyện Uqturpan, tỉnh Aksu, thuộc khu tự trị Tân Cương, miền Tây Trung Quốc. Tuy nhiên sau động đất, hàng ngàn cơn dư chấn vẫn tiếp tục diễn ra ở Tân Cương. 

Tính từ sáng sớm ngày 23/1 đến ngày 26/1, đã xảy ra hơn 4.216 cơn dư chấn, trong đó dư chấn lớn nhất đo được mạnh đến 5,7 độ richter. Cùng lúc đó, một trận động đất mạnh 5,6 độ richter khác đã xảy ra ở huyện Uqturpan vào sáng sớm ngày 26/1. Do dư chấn sẽ tiếp tục kéo dài nên người dân trong khu vực thảm họa được khuyến cáo không nên quay trở lại những ngôi nhà bị hư hại trong thời điểm hiện tại.

Trung Quốc: Người dân không thể trở về nhà do hơn 4.000 dư chấn sau trận động đất 7,1 độ richter
Vào sáng sớm ngày 23 tháng 1 năm 2024, sau khi trận động đất mạnh 7,1 độ richter xảy ra ở Tân Cương, nhiều ngôi nhà ở địa phương bị sập. Ảnh: STR/CNS/AFP qua Getty Images

Theo mạng lưới địa chấn Trung Quốc, vào lúc 4 giờ 01 phút ngày 26/1 theo giờ địa phương, một trận động đất mạnh 5,6 độ richter đã xảy ra tại huyện Uqturpan (41,29 độ vĩ bắc, 78,83 độ kinh đông) thuộc tỉnh Aksu, Tân Cương .

Kể từ khi trận động đất mạnh 7,1 độ richter xảy ra vào sáng 23/1, tính đến 8h ngày 26/1, đã ghi nhận tổng cộng 4.216 dư chấn, trong đó có 149 dư chấn cấp 3,0 trở lên: 121 dư chấn cấp 3 -3,9 và 21 dư chấn cấp 4-4,9 cùng 7 dư chấp câp 5-5,9.

Trong đó, dư chấn lớn nhất có cường độ 5,7 độ richter. Vào lúc 4 giờ 38 phút ngày 24/1, đã xảy ra trận động đất mạnh 5,7 độ richter tại huyện Aheqi, Tô Châu, Kizil, Tân Cương (vị trí: 41,06 độ vĩ Bắc, 78,65 độ kinh Đông), với tâm chấn sâu 10 km.

Sau 8 giờ ngày 26/1, động đất tiếp tục xảy ra ở Tân Cương. Lúc 9h14 ngày 26/1 – một trận động đất khác mạnh 3,6 độ richter đã xảy ra tại huyện Aheqi, Tô Châu, Kizil, Tân Cương (vị trí: 41,13 độ vĩ Bắc, 78,55 độ kinh Đông), tâm chấn 14km. Lúc 8h17, xảy ra trận động đất mạnh 3,7 độ richter tại huyện Aheqi, Tô Châu, Kizil, Tân Cương (vị trí: 41,13 độ vĩ Bắc, 78,59 độ kinh Đông), với tâm chấn sâu 13km.

Trước đó vào lúc 2h09 ngày 23/1 (theo giờ địa phương), một trận động đất có cường độ 7,1 đã xảy ra tại huyện Uqturpan, tỉnh Aksu, Tân Cương, với tâm chấn sâu 22 km. Sau trận động đất, nhiều ngôi nhà bị sập và đã có thương vong được ghi nhân trong khu vực.

Theo đó, toàn bộ những ngôi nhà ở huyện Aheqi, Tô Châu, Kizil, Tân Cương đều bị hư hại, có ít nhất 3 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương.

Một phân tích toàn diện của Cục Địa chấn Tân Cương và Phòng Thương mại Trung tâm Mạng lưới Quản lý Địa chấn Trung Quốc cho biết –  trận động đất này là loại dư chấn chính và các dư chấn sẽ tiếp tục xuất hiện trong một thời gian tới, khuyến cáo người dân trong vùng thảm hoạ tạm thời không nên quay lại những ngôi nhà đã bị hư hỏng để tránh gặp nguy hiểm.

Aman Maimaiti, Phó Giám đốc Cục Quản lý Khẩn cấp của Khu tự trị Tân Cương, nói với truyền thông Trung Quốc rằng – vẫn có khả năng xảy ra một trận động đất mạnh khoảng 6 độ richter xuất hiện gần tâm chấn trong tương lai gần.

BN 2 jpeg 2

Thời gian gần đây, hàng loạt các thiên tai và thảm hoạ đã liên tiếp xảy ra tại Trung Quốc.

Trước đó, vào ngày 18 tháng 12 năm 2023 theo giờ địa phương, một trận động đất mạnh 6,2 độ richter đã xảy ra tại huyện Tích Thạch Sơn, châu Lâm Hạ, ​​tỉnh Cam Túc với tâm chấn sâu 10 km.

Trận động đât này đã khiến ít nhất 151 người thiệt mạng và 980 người bị thương ở cả hai tỉnh Cam Túc và Thanh Hải lân cận. Đây là trận động đất nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc kể từ trận động đất Lỗ Điện năm 2014.

Tuy nhiên, ông Vương Duy Lạc (Wang Weiluo)- một chuyên gia về bảo tồn nước sống ở Đức- cho biết trong cuộc phỏng vấn với báo The Epoch Times rằng: Trận động đất ở huyện Tích Thạch Sơn, tỉnh Cam Túc không phải là thảm hoạ tự nhiên mà là một trận động đất do con người gây ra.

Theo ông Vương, trận động đất này là do dự án đập nước Tích Thạch Hạp và sự phát triển thủy điện bậc thangở sông Hoàng Hà gây ra.

Ông cho biết: Những nơi mà trận động đất có ảnh hưởng lớn nhất tại Cam Túc và Thanh Hải đều là các khu vực gần đập hồ chứa. Ví dụ như thị trấn Đại Hà Gia ở huyện Tích Thạch Sơn, Cam Túc chỉ cách thượng nguồn đập Tích Thạch Hạp chưa đầy 5 km và bị ảnh hưởng rất lớn bởi con đập này. Khu vực này có số người chết cao nhất, với 73 người chết – chiếm 62% số người tử vong trong trận động đất ở Cam Túc.

Ông Vương cho biết thêm: “Số người chết ở tỉnh Thanh Hải tập trung ở thị trấn Trung Xuyên, huyện Dân Hoà, trên bờ bắc sông Hoàng Hà, cách đập Tích Thạch Hạp chưa đầy 10 km. Số người chết vì động đất ở huyện Tích Thạch Sơn phân bổ ở cả hai bờ sông Hoàng Hà, đây chính là bị ảnh hưởng bởi sự phát triển bậc thang của đập và hồ chứa ”.

Trong bài viết “So sánh và phân tích các trường hợp động đất do hồ chứa gây ra”, nhà nghiên cứu Mã Văn Đào (Ma Wentao) và những người khác từ Viện Địa chất của Cơ quan quản lý động đất Trung Quốc đã xác định – Động đất do hồ chứa được định nghĩa là động đất do việc xây dựng hồ chứa nhân tạo và sự thay đổi mực nước sau khi tích nước, đây là hiện tượng thảm hoạ địa chất liên quan đến hoạt động kỹ thuật của con người.

Theo đó, ông Vương Duy Lạc cho rằng: Bản chất của động đất do hồ chứa gây ra là có liên quan đến hoạt động kỹ thuật của con người, vì vậy trận động đất ở Cam Túc không phải là thảm họa tự nhiên mà là thảm họa do con người gây ra.

Hoàng Dung (t/h)

The The Epoch Times

Xem Thêm:

Trung Quốc: Người nhà bệnh nhân cáo buộc bác sĩ nguỵ tạo bệnh án để lừa hiến tạng

Trung Quốc: Lộ báo cáo cho thấy ca tử vong vì COVID ở Thượng Hải cao gấp 90 lần

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều