spot_img
30 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Vì sao Địch Nhân Kiệt có tuyệt kỹ chữa bệnh ‘thâm tàng bất lộ’?

Fotolia 62945297 Subscription L 1@1200x1200 600x400 1
Châm cứu. (Ảnh: Fotolia)

Tân Thế Kỷ – Địch Nhân Kiệt, tự Hoài Anh, là một chính trị gia kiệt xuất. Dưới thời Võ Tắc Thiên triều Đường, ông làm đến chức Tể tướng, có nhiều thành tích hiển hách. Trong tâm trí của nhiều người dân Trung Quốc, ấn tượng sâu sắc nhất về Địch Nhân Kiệt chính là những câu chuyện phá án cao siêu thần kỳ, khiến cho mọi người xem xong vỗ tay khen ngợi không thôi. Ngoài ra, Địch Nhân Kiệt còn có một kỹ năng cao siêu mà ít người biết đến. Đó chính là ông tinh thông y học, đặc biệt, khả năng châm cứu của ông rất cao minh. Có lẽ vì những chính tích quá xuất sắc, vậy nên đã che khuất tài hoa của ông về mặt y học.

Trong cuốn “Tập dị ký” của Tiết Dụng Nhược thời nhà Đường và cuốn “Ngọc chi đường đàm hội” của Từ Ứng Thu thời nhà Minh đều ghi lại một câu chuyện như thế này: Vào những năm Hiển Khánh triều Đường (656~661), Địch Nhân Kiệt vào kinh thành dự thi. Trên đường đi qua vùng Hoa Châu (huyện Hoa, tỉnh Thiểm Tây ngày nay), ông nhìn thấy bên đường có rất nhiều người tụ tập, dường như chắn gần hết lối đi.

Địch Nhân Kiệt đành phải dắt ngựa chen tới xem thử, chỉ thấy bên đường có một tấm biển lớn, trên đó ghi “Ai có thể chữa khỏi bệnh cho cậu bé này, sẽ được trả một ngàn xấp lụa.” Địch Nhân Kiệt đến gần nhìn xem, thì ra có một cậu bé con nhà giàu khoảng 14-15 tuổi, nằm nghiêng bên cạnh tấm biển lớn này, trên mũi mọc một khối u to như nắm tay, một đầu dính vào mũi, gốc của nó dài nhỏ giống chiếc đũa. Khi chạm vào khối u thì cậu bé sẽ đau nhức thấu xương, hai mắt bị khối u chèn ép khiến cậu vô cùng đau đớn, sinh mạng đang gặp nguy hiểm.

Di Renjie
Họa hình Địch Nhân Kiệt công trong sách Vãn Tiếu đường Trúc Trang Họa Truyện (晩笑堂竹荘畫傳) năm Dân quốc thứ 10 (1921) – Ảnh: Wikipedia

Địch Nhân Kiệt nhìn thấy cảnh này, chợt sinh lòng từ bi. Sau khi tiến đến cẩn thận quan sát kỹ cậu bé, rồi nói với cha mẹ của cậu: “Bệnh này tôi có thể trị được.” Cha mẹ cậu bé nghe xong thì vui mừng khôn xiết, vội vàng dập đầu cảm tạ. Địch Nhân Kiệt bảo người nâng cậu bé dậy, sau đó lấy ra ngân châm (kim bạc) châm vào một huyệt vị sau đầu cậu bé, qua một lúc sau thì rút ngân châm ra. Lúc này thần tích đã xuất hiện, khối u trên mũi vậy mà tự động rớt xuống, hai mắt cậu bé cũng được khôi phục lại bình thường, toàn bộ đau đớn cũng biến mất.

Thần tích chữa bệnh cao minh như thế, bách tính đứng xem từ trước đến nay chưa từng nghe đến, huống hồ là tận mắt chứng kiến. Lúc này, người nhà của bệnh nhân và bách tính đứng xem xung quanh kinh ngạc đến nỗi phải trợn tròn mắt há hốc miệng. Trong khoảnh khắc đó, bầu không khí dường như đều ngưng đọng lại, một mảnh yên tĩnh. Chờ sau khi mọi người thanh tỉnh trở lại, thì tiếng tiếng vỗ tay và reo hò khen ngợi nồng nhiệt vang lên. Cha mẹ cậu bé và họ hàng thân thích thực sự cảm động rơi nước mắt, không biết nên nói gì cho phải, bèn lập tức đem số lụa như đã hứa dâng lên, nhưng lúc ấy Địch Nhân Kiệt đã lên ngựa rời đi mà không quay đầu ngoảnh lại.

Có thể có người sẽ hỏi rằng: kỹ năng trị bệnh của Địch Nhân Kiệt học được từ đâu? Sư phụ của ông là ai? Vì sao ông không cần số lụa thù lao của người nhà cậu bé?….

Nhắc đến vấn đề này, chúng ta cần bắt đầu nói từ nền văn hóa truyền thống Trung Hoa. Chúng ta đều biết, trong lịch sử văn minh 5,000 năm của Trung Hoa, có rất nhiều văn thần, võ tướng phò tá các bậc Đế Vương khai quốc là những đại y học gia, những đại văn hào .v.v. Rất nhiều người trong số họ đều là người tu Đạo. Điều này chúng ta có thể kiểm chứng từ trong những cuốn sách cổ.

Khi những người này tu Đạo, Sư phụ sẽ truyền dạy cho họ rất nhiều kiến ​​thức và bản sự. Chỉ là mỗi người họ có sứ mệnh khác nhau, ví như ở nhân gian, có người làm Tướng quân, có người làm Tể tướng, có người là thi gia, có người là y học gia v.v. Vậy nên, nội dung môn học cũng sẽ khác nhau.

Chúng ta lấy một ví dụ thế này, khi chúng ta học đại học hoặc nghiên cứu sinh, có người có thể học khoa học tự nhiên, có người học khoa học xã hội, có người chuyên nghiên cứu toán học, vật lý, lịch sử, hoặc là văn học .v.v. Song điều này không có nghĩa là người học lịch sử sẽ không hiểu toán học, văn học… mà là học vấn của người đó về một môn nào đó xuất sắc hơn mà thôi.

Khi sư phụ của Địch Nhân Kiệt dạy ông trị quốc như thế nào, thì bản thân sư phụ của ông đã có rất nhiều bản lĩnh khác. Đây chính là lý do vì sao Địch Nhân Kiệt vừa có tài năng trị quốc xuất sắc, vừa có tài trị bệnh xuất chúng.

Nhưng cho dù là trị bệnh hay cầm quân đánh giặc, hoặc là trị quốc cũng thế, họ đều có chung một đặc điểm, chính là coi danh lợi tiền tài trong nhân thế rất nhẹ. Chúng ta có thể thấy, rất nhiều đại y học gia sau khi chữa hết bệnh nan y cho bệnh nhân rồi, dẫu người nhà của bệnh nhân có dâng tiền tài nhiều bao nhiêu thì họ cũng đều không thu nhận. Ví dụ như vào thời Đường, sau khi danh y Tôn Tư Mạc chữa khỏi bệnh cho Trưởng Tôn Hoàng Hậu, Thái Tông Lý Thế Dân vô cùng vui mừng, muốn phong Tôn Tư Mạc làm quan lớn, đồng thời ban thưởng cho ông rất nhiều tiền bạc châu báu, nhưng Tôn Tư Mạc đều khéo léo từ chối. Lấy thêm một ví dụ nữa: chúng ta đều biết, trước khi Đường Thái Tông Lý Thế Dân lên nắm quyền, bên cạnh ông có rất nhiều đại tướng giỏi binh pháp. Trong đó có một vị đại tướng tên là Uất Trì Kính Đức rất tài giỏi. Lúc đó, Thái tử Lý Kiến Thành và Tề Vương Lý Nguyên Cát cùng nhau mưu tính chia rẽ và làm hại Lý Thế Dân, bèn trước hết ra tay đối với đại tướng Uất Trì Kính Đức bên cạnh Lý Thế Dân. Họ dùng rất nhiều vàng bạc châu báu mua chuộc Uất Trì Kính Đức. Số vàng bạc châu báu này, cả gia đình Uất Trì Kính Đức hưởng thụ suốt đời cũng không hết. Thế nhưng, Uất Trì Kính Đức đã kiên quyết cự tuyệt.

Hiện nay, nhiều người có thể sẽ nói rằng những người này thật ngốc, vinh hoa phú quý mà cũng không cần, thực sự không tưởng tượng nổi!

Tuy nhiên, họ không biết rằng, người tu hành nên xem nhẹ danh lợi. Vì sao cần xem nhẹ? Ở Trung Quốc, mấy ngàn năm nay vẫn lưu truyền một câu nói rằng “Đức bất phối vị, tất hữu tai ương” (Đức không xứng với vị, tất sẽ gặp tai ương). Có nghĩa là, đạo đức tu dưỡng của một người cao bao nhiêu, thì xứng có được tài năng bấy nhiêu, giữa tài và đức có mối quan hệ tương phụ tương thành. Một người có tài năng xuất chúng phù hợp với phẩm đức cao thượng, mới có thể lưu lại danh tiếng và thần tích ở thế gian, cuối cùng mới có thể hoàn thành sứ mệnh của mình.

Tác giả BTV Epoch Times Hoa Ngữ

Bài viết được đăng lại từ zhengjian.org, có giản lược.

Thanh Trúc (Epoch Times Việt) thực hiện

Lý Mai biên tập

Tiểu Minh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 17Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều