spot_img
25 C
Vietnam
Thứ Hai,29 Tháng Tư
spot_img

Khám phá Ngũ hành trong kiến trúc và ẩm thực của người xưa

Vạn sự vạn vật trên thế giới, tưởng chừng như rối ren nhưng kỳ thực chúng sắp xếp trật tự và có liên quan mật thiết với nhau. Thuyết “Ngũ hành” là loại nhận thức chính xác về mối liên hệ và trật tự này của người cổ đại. 

Ngũ hành chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. “Ngũ hành” bao trùm lên vạn sự vạn vật trong vũ trụ này. Trong kiến trúc và ẩm thực của người xưa, điều này được thể hiện càng rõ ràng hơn.nguoi va ngu hanh

1. Ngũ hành trong kiến trúc

Một phương diện quan trọng của thuyết Ngũ hành chính là chỉ ra sự chế ước và hỗ trợ lẫn nhau giữa “Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ”. Đó chính là lý “Tương sinh tương khắc”. Con người có thể dựa vào lý “Tương sinh tương khắc” mà nhận biết được diễn biến sự sinh tồn và hủy diệt của sự vật.

Người cổ đại hiểu biết về mối quan hệ đối ứng Thiên, Địa, Nhân tức là giữa Trời, Đất và con người. 

1 toan anh chua linh ung
Chùa linh ứng ngũ hành sơn, ngôi chùa cổ lịch sử 200 năm
Thuyết Ngũ hành chỉ ra tính thống nhất vốn có giữa Trời, Đất và con người, là không thể tách rời nhau. Vạn vật trong Trời Đất đều dựa vào trật tự mà hành. Con người không có quyền lực và năng lực vượt qua sự chế ước của “tương sinh tương khắc” và tính thống nhất giữa Trời, Đất và con người.

Cổ nhân vô cùng kính trọng Trời, Đất, hiểu rõ về mối liên hệ giữa “Thiên, Địa, Nhân”, hiểu rõ thuyết Ngũ hành cho nên những kiến trúc quan trọng thời cổ đại đều được kiến tạo tuân theo thuyết Ngũ hành. Trong đó Tử Cấm Thành – Hoàng cung triều Minh Thanh là thể hiện rõ nhất về điều này.

“Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ” trong Ngũ hành là đối ứng với Ngũ sắc tức năm loại màu sắc, các mùa và phương hướng. “Mộc” đối ứng với hướng Đông, mùa xuân và màu xanh. Điều này tương ứng với một sự khởi đầu, vạn vật sinh sôi nảy nở, ôn hòa hướng về phía trước giống như thời điểm mặt trời bắt đầu mọc ở phương đông.

“Hỏa” đối ứng với hướng Nam, đối ứng với mùa hạ và màu đỏ. Điều này tương ứng với sự nóng bức, hướng lên trên, hướng về phía trước, thịnh vượng và phát triển, giống như khi mặt trời đã nhô lên trên không trung.

“Kim” đối ứng với hướng Tây, đối ứng với mùa thu và màu trắng. Điều này tương ứng với sự mát lạnh, đìu hiu và suy thoái, giống như mặt trời lặn ở phương tây.

“Thủy” đối ứng với hướng Bắc, đối ứng với mùa đông và màu đen. Điều này tương ứng giá rét, lạnh lẽo và hướng xuống phía dưới, đêm khuya dài đằng đẵng, giống như mùa đông giá rét ở phương bắc.

“Thổ” đối ứng với trung tâm, chỗ giữa nhất, đối ứng với giữa mùa hè và màu vàng. Điều này tương ứng với sự dưỡng dục lâu dài và bền chắc.

Chính vì thế mà trong kiến trúc lớn như Hoàng cung, người ta chỉ lựa chọn màu xanh, màu vàng, màu đỏ để vừa biểu thị và mong muốn điều may mắn, đại cát đại lợi.

Tử Cấm Thành: Ứng dụng tiêu biểu của Ngũ hành trong kiến trúc 

Màu xanh đối ứng với sinh cơ bừng bừng, tinh thần phấn chấn mạnh mẽ hướng lên trên. Bởi vậy vào thời đầu triều nhà Minh, ở cung điện phía đông của Tử Cấm Thành người ta lợp ngói lưu ly màu xanh.

Tử Cấm Thành Trung Quốc: Bí ẩn nơi Cố Cung huyền bí nhất Bắc Kinh
Tử Cấm Thành (Ảnh Internet)
Đến năm Gia Tĩnh, vì để biểu thị ý nghĩa kéo dài sự tôn quý của Hoàng triều nên người ta thay toàn bộ ngói lưu ly màu xanh thành ngói lưu ly màu vàng.

Màu xanh đối ứng với “Mộc” và mùa xuân nên phù hợp với sự lớn lên, hướng về phía trước của thanh thiếu niên. Vì thế cung điện của Thái tử được gọi là Đông Cung và mái được lợp bằng ngói lưu ly màu xanh.

Màu đỏ đối ứng với “Hỏa”, sự náo nhiệt, rực rỡ, hợp với ý tứ “quang minh chính đại”. Bởi vậy mà cung tường và điện trụ ở Tử Cấm Thành đều có màu đỏ.

Văn Uyên Các là thư phòng, nơi lưu trữ sách, hồ sơ quan trọng nên mái được lợp ngói màu đen và bức tường cũng không có màu đỏ mà là màu đen. Đó là bởi vì màu đen đại biểu cho “thủy”, “thủy” lại đại biểu cho mùa đông, mang ý cất giấu, sưu tầm, bảo tồn. Ngoài ra, còn mang ý nghĩa màu đen là thuộc “thủy”, “thủy” khắc “hỏa” nên là nơi lưu trữ sách an toàn.

Màu vàng thuộc “thổ”, đại biểu cho sự trung tâm, mang ý nghĩa “chí tôn chí đại” tức tôn quý nhất, to lớn nhất, có uy lực điều khiển, khống chế tứ phương. Vì vậy mà các vật dụng hàng ngày, đồ trang sức, cung điện của Hoàng cung đều có màu vàng. Trong các công trình kiến trúc lớn của người xưa hầu hết đều có màu vàng và bố trí màu sắc theo ngũ hành.

2. Ngũ hành trong Ẩm thực và Y học 

Thuyết Ngũ Hành chính là nền tảng căn bản của ẩm thực và y học cổ truyền, vì nó giúp cân bằng hài hòa giữa mùi vị và năng lượng của cơ thể. Mỗi một yếu tố đều gắn liền với một hương vị, gắn liền với một bộ phận của cơ thể và một loại năng lượng.

Các món ăn của cổ nhân luôn có một nhiệm vụ chính là phối hợp với Ngũ Hành của thời tiết để cân bằng yếu tố Ngũ Hành trong thân thể nhằm mục đích làm cho cơ thể cân bằng và luôn khỏe mạnh sung sức trong bất kỳ thời tiết nào. Ví dụ yếu tố Kim gắn liền với hương vị cay hoặc nồng, gắn liền với phổi, gắn liền với loại năng lượng khô. Vì sao vị cay nóng như vậy lại thích hợp với mùa lạnh và mùa ẩm ướt. Vì mùa đông là lúc lạnh nhất chính là yếu tố Kim vượng, mà Kim lại sinh Thủy nên theo Tiết Khí thì mùa đông thuộc hành Thủy. Tính chất của Kim và Thủy là hàn (lạnh) nên mùa này dễ bị mắc bệnh hô hấp khi Kim và Thủy quá vượng làm Ngũ Hành cơ thể mất cân bằng.

ngũ hành trong bữa cơm việt
Bữa cơm của người Việt có sự cân bằng về âm dương (Ảnh songkhoe)
Có thể dễ thấy nhất là khi hít khí lạnh nhiều sẽ dễ bị sưng phổi (Kim) do phổi có nước (Thủy) dẫn đến viêm. Cay nồng chính là mang Hỏa tính có tác dụng khắc chế Kim và giảm thế mạnh của Thủy làm cân bằng lại nội tạng. 

Do đó thực phẩm có hương vị cay nóng thường có tác dụng chống lại sự ẩm ướt và làm ấm cơ thể, làm phân tán cái lạnh. Các loại thảo mộc như: gừng, tỏi, hành tây và mù tạt làm giảm sự xung huyết trong phổi, kích thích tuần hoàn máu, khiến vị giác nhạy bén hơn với thức ăn. Đây là sự kết hợp hoàn hảo khi thời tiết lạnh và ẩm ướt.

Nhưng khi mùa nóng và khô đến, chúng ta lại muốn ăn những món ăn ngọt và mát như cháo đậu xanh, nước lúa mạch, chân châu thảo dược và tào phớ.

Vì mùa nóng chính là mùa Hỏa và Thổ vượng khi nắng nóng suốt ngày làm khô nước và mặt đất nóng với cát bụi mù trời, cơ thể mất cân bằng Ngũ Hành nghiêm trọng, đặc biệt là những ai làm việc ngoài trời sẽ dễ bị sốc nhiệt (hỏa vượng thủy kiệt) khiến ngất hay váng đầu. 

Đó chính là lúc cần thực phẩm có nước nhiều (Thủy) và mát lạnh (Kim) để làm Hỏa và Thổ cân bằng trở lại trong cơ thể vì Thổ khắc Thủy và Hỏa khắc Kim xong sẽ trở nên suy yếu.

Cách chế biến món ăn của cổ nhân thực sự mang lại hiệu quả bởi nó là sự kết hợp hài hòa hoàn hảo giữa các loại thực phẩm và hương vị để tăng cường sức khỏe và tuổi thọ. 

Hơn thế nữa nghệ thuật chân chính của ẩm thực chính là làm cân bằng ngũ hành cơ thể và bên ngoài, tăng sức mạnh của đề kháng cơ thể, dùng sức mạnh tự thân mà chống lại bệnh tật.

 Vì Y học cổ truyền Trung Hoa cho rằng các triệu chứng bệnh và các dấu hiệu nói lên sự mất cân bằng âm dương và ngũ hành trong cơ thể được phản ánh lên mỗi bộ phận khác nhau

Ngũ hành trên thân thể người tương ứng với các bộ phận như sau: Mộc: ứng với Gan. Hỏa: ứng với Tim. Thổ: ứng với Dạ dày. Kim: ứng với Phổi. Thủy: ứng với Thận

ngu tang0

Khi mất cân bằng trong Ngũ Hành lập tức sinh ra bệnh, vậy trong điều trị bệnh của người Trung Quốc cổ xưa thường dùng lý tương sinh tương khắc để bồi bổ cơ thể cũng như tiết chế bệnh tật, nhằm cân bằng lại Ngũ Hành theo định lý: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Trong cơ thể người thì can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tì thổ, tì thổ sinh phế kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc.

Trong y học, thuyết Ngũ Hành có vai trò cực kì quan trọng, giúp nắm được biểu hiện bệnh lí, các quan hệ bệnh lí và phương thức điều trị. Có rất nhiều các danh y trong lịch sử chỉ dùng mắt, dùng tay mà phỏng đoán bệnh tật và họ đều phải thông thạo yếu tố về Ngũ Hành này.

Những trường hợp nói trên là minh chứng đơn giản nhất trong việc hoà hợp của hành với với kiến trúcc, ẩm thực và y học của cổ nhân. Chúng được phát triển qua hàng ngàn năm. Tất cả đều dựa trên khái niệm cơ bản của Thuyết Ngũ Hành, được vận dụng một cách tinh tế, xảo diệu và mang lại hiệu quả to lớn.

Minh Đăng

Banner 1 2

Xem thêm:

Thiên – Nhân hợp nhất:  cảnh giới để bình an, hạnh phúc

Quả thật người tính không bằng Trời tính

Luyện võ không tu đức, ắt là võ tặc

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều