spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Hai,29 Tháng Tư
spot_img

Thiên – Nhân hợp nhất:  cảnh giới để bình an, hạnh phúc

Từ xưa đến nay, 3 gia phái lớn trong văn hóa truyền thống Á Đông là Nho, Phật và Đạo đều nói về Thiên – Nhân hợp nhất. Đạo Đức Kinh của Đạo gia có viết: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”

Người xưa nhận thức: Thiên – Nhân là một chỉnh thể. Giữa chúng có tồn tại mối liên hệ và quan hệ đối ứng. Thiên tượng thay đổi sẽ dẫn động những biến hóa xảy ra trong xã hội nhân loại.

Vậy Thiên – Nhân hợp nhất rốt cuộc có nội hàm gì? 

ntdvn da toa

Thiên – Nhân hợp nhất, siêu xuất phàm trần

Nền văn minh cổ rực rỡ và lâu đời nhất của nhân loại chính là văn minh Á Đông có trung tâm là văn minh Trung Hoa 5000 năm. Văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng được gọi là văn hóa Thần truyền. 

Vì vậy vào thời cổ đại, văn hóa tu luyện vô cùng phát triển. Rất nhiều người thông qua tu Phật tu Đạo đã siêu thoát luân hồi sinh tử. Người tu Đạo tu thành Chân nhân, người tu Phật tu thành Phật, Bồ Tát, La Hán…

Thời kỳ đó có Kỳ Bá, Quảng Thành Tử, Thần Nông, Hoàng Đế, Y Doãn, Lão Tử… đều là người tu Đạo, cuối cùng đều đắc Đạo thành Chân nhân, tức là trở thành người siêu xuất khỏi trần thế.

Rất nhiều các bậc Thánh nhân cuối cùng viên mãn thăng thiên đã gợi mở cho người đời sau rằng, con người có thể thông qua tu luyện trở về Trời. Người xưa thường nói: “Người đang làm Trời đang nhìn”, “Ông Trời không thân với ai, chỉ trợ giúp người có đức”, “Đắc tội với Trời thì không có chỗ nào cầu nguyện được”

Trời ở đây cũng chính là chỉ Thần. Vậy nên, con đường duy nhất để con người liên thông với Thần, ấy chính là tu luyện.

Thiên – Nhân hợp nhất, thiên hạ thịnh trị

Từ góc độ quản trị quốc gia mà nói, người xưa cho rằng thiên tượng và thế nhân có đối ứng với nhau. Người cầm quyền chỉ có thuận theo sự biến hóa của thiên tượng, hợp nhất với thiên tượng thì mới có để đắc được ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’, mọi nghề đều hưng thịnh, quốc thái dân an. Nhược bằng trái lại thì thù trong giặc ngoài, bốn bề là địch, thiên tai nhân họa giáng xuống không ngừng.

Đổng Trọng Thư là một nhà Đại Nho đời Hán Vũ Đế. Ông cho rằng: “Trời là vua của trăm Thần, là bậc chí tôn của các vua”. Trời có thể chi phối chúa tể tối cao, cũng như chi phối hết thảy. Còn Quân chủ là Thiên tử – tức con của Trời, đại diện Thượng Thiên trị sửa quốc gia, quyền vua thần thánh bất khả xâm phạm. Nhưng quân chủ cũng không thể không có ước thúc, bởi vì Trời và con người cảm ứng lẫn nhau. 

Khi Thiên tử thi hành vương đạo, thực thi cải thiện chính sách thì tự nhiên sẽ mưa thuận gió hòa, bốn mùa rõ rệt, hết thảy đều biến hóa thuận lợi thông suốt. “Khi quốc gia sắp bại hoại vô Đạo thì Trời trước tiên sẽ cho tai họa để khiển trách, không biết tự phản tỉnh thì lại xuất hiện những hiện tượng quái dị để cảnh cáo, nếu vẫn không biết thay đổi thì suy bại sẽ đến. Vua nhân ái lấy những việc này để xem lòng Trời thì sẽ ngăn được họa loạn“. Đây chính là thuyết “Thiên nhân cảm ứng” của Đổng Trọng Thư dẫn xuất từ thuyết Thiên – Nhân hợp nhất.

Vì vậy những minh quân thời cổ đại đều rất coi trọng kính Trời tế Trời, thường xuyên kiểm điểm lời nói hành vi của bản thân xem có phù hợp với lòng Trời, ý Trời hay không. Mỗi khi xuất hiện thiên tai nhân họa và trạng thái hỗn loạn, các quân vương thường tự kiểm điểm trách tội mình, thậm chí xuống chiếu “Tội kỷ chiếu” – chiếu trách tội mình. 

ntdvn ngo trong tu luyen 1 700x366 1

Thiên – Nhân hợp nhất, ắt được an khang

Từ góc độ dưỡng sinh mà nói, người xưa cho rằng Thiên thể vốn là một đại vũ trụ còn thân thể con người là một tiểu vũ trụ. Hai vũ trụ này có mối quan hệ đối ứng. Nếu con người có thể hành xử thuận theo lẽ Trời, hợp nhất với Trời, với tự nhiên thì sẽ mạnh khỏe trường thọ. Trái lại thì dễ sinh bệnh, đau ốm, đoản thọ, thậm chí đột tử.

Đông y xưa cho rằng: Trời có âm dương, con người có âm dương; Trời có ngũ hành, con người có ngũ tạng; Trời có 12 tháng, con người có 12 kinh lạc; Trời có 1 năm 360 ngày, thân thể con người có 360 huyệt. Con người và tự nhiên tương thông, thế nên con người phải hài hòa với lẽ Trời, “thuận theo âm dương, hòa với thuật số, ăn uống có tiết chế, sinh hoạt có quy luật, không vọng tưởng không làm quá sức, cho nên hình và thần đều đầy đủ, sống trọn tuổi Trời, qua trăm tuổi rồi đi”.

Trái lại, con người nếu không sống theo lẽ Trời, mà “lấy rượu thay nước, lấy vọng tưởng làm lẽ thường, sau khi uống rượu nhập phòng, ham dục vắt kiệt tinh khí, hao tán hết chân khí, không biết giữ đầy, không biết kiểm soát thần khí, chỉ muốn khoan khoái trong lòng, tìm lạc thú trái lẽ Trời, sống không tiết chế, cho nên mới 50 tuổi mà đã suy rồi”.

*******

Ngày nay, thuyết vô Thần khiến con người không còn tin vào Thần Phật, làm việc xấu cũng không sợ báo ứng, từ đó sống buông thả phóng túng đạo đức. 

Sau hàng chục năm phá bỏ, bài xích văn hoá truyền thống, người hiện đại cũng không biết thế nào là văn hóa chính thống, nên đã trở thành những người mất gốc, đứt mối liên kết với Thần Phật, với cội nguồn văn hóa của chính mình.  Tất cả đã hình thành một lớp người với văn hóa lai căng, biến dị, vô đạo đức. 

*****

Cổ nhân có câu nói: “Người không trị thì Trời trị”, “Thiện ác tất có báo ứng, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.” Đối chiếu trong ghi chép lịch sử thì có rất nhiều thành cổ và nền văn minh phồn vinh đã bị tiêu hủy do đạo đức bại hoại.

Có thể tránh được thiên tai hay không, mấu chốt là ở nhân tâm. Nếu như mỗi người chúng ta đều có thể thực sự hành xử theo Thiên đạo, duy trì đạo đức, nhân tâm hướng thiện, ước thúc dục vọng bản thân thì Trời cao tự nhiên sẽ an bài cho một cuộc đời an lành. Dân tộc, đất nước sẽ có một thời tiết mát mẻ, mưa thuận gió hòa, đời sống người người ấm no.

Minh Đăng

Banner 1 2

Xem thêm:

Quả thật người tính không bằng Trời tính

Chính khí hạo nhiên: khí chất phi thường của bậc đại trượng phu

Luyện võ không tu đức, ắt là võ tặc

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều