spot_img
26 C
Vietnam
Thứ Bảy,27 Tháng Bảy
spot_img

Điểm danh 9 loài chim được khắc trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn

(Tân Thế Kỷ) – Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837, gồm 9 chiếc đỉnh bằng đồng, lấy ý tưởng từ Cửu đỉnh của nhà Hạ ở Trung Hoa.

KPH cuu dinh hue 4
Cửu đỉnh được đặt trong Cố đô Huế (Ảnh codohue)

Đỉnh hay vạc vốn là đồ để nấu ăn thời xưa, được đúc bằng kim loại, thường có hai quai và ba chân, nhưng được các bậc vua chúa tôn lên là tượng pháp để tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà nước quân chủ. Trước khi có Cửu Đỉnh, các vua chúa nhà Nguyễn từng cho đúc nhiều đỉnh đồng để xác định quyền uy của triều đại.

Chín đỉnh đồng này có kích thước rất lớn, cao trung bình 2,3m, trọng lượng từ 1,9 tấn đến 2,6 tấn. Mặt trước của thân mỗi đỉnh đều khắc nổi tên gọi, năm đúc, trọng lượng cùng 17 hình ảnh được xếp thành 3 tầng: trên, dưới, giữa chạy tròn quanh thân mỗi đỉnh. Những hình tượng tự nhiên như: mặt trời, mặt trăng, tinh tú…; hình ảnh của núi, sông, cửa biển, cửa quan..; các loài hoa, muông thú, sản vật, vũ khí, phương tiện… Thể hiện vũ trụ quan và nhân sinh quan của người xưa Đây cùng là bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của một đất nước thịnh vượng và thống nhất và giàu đẹp.

Tất cả 162 hình trên Cửu Đỉnh là 162 bức chạm độc lập, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, là bách khoa toàn thư về cuộc sống con người Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

Điểm đặc biệt là trên mỗi chiếc đỉnh đều có tạc hình một loài chim khác nhau sau đây:

y nghia cac hinh tuong tren cuu dinh nha nguyen Hinh anh Viet Nam 192

  1. Cao đỉnh, chiếc đỉnh đầu tiên trong bộ Cửu Đỉnh nhà Nguyễn khắc hình tượng “Trĩ”, nghĩa là chim trĩ. Đây là các loài chim rừng có họ hàng gần với gà, sở hữu bộ lông mang màu sắc rất đẹp.

y nghia cac hinh tuong tren cuu dinh nha nguyen Hinh anh Viet Nam 211

2. Nhân đỉnh – chiếc đỉnh thứ hai trong bộ Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Khổng tước”, nghĩa là chim công. Đây là loài chim có bộ lông rực rỡ cùng chiếc đuôi dài có thể xòe ra như chiếc quạt. Vẻ đẹp lộng lẫy khiến công được mệnh danh là nữ hoàng của các loài chim.

y nghia cac hinh tuong tren cuu dinh nha nguyen Hinh anh Viet Nam 230

3. Chương đỉnh – chiếc đỉnh thứ ba của Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Kê”, nghĩa là con gà. Được thuần hóa từ loài gà rừng từ hàng ngàn năm trước, gà đã trở thành loài gia cầm gắn liền với các làng quê Việt Nam.

y nghia cac hinh tuong tren cuu dinh nha nguyen Hinh anh Viet Nam 127

4. Anh đỉnh – chiếc đỉnh thứ tư trong Cửu Đỉnh khắc hình “Khôi hạc”, nghĩa là chim hạc. Trong quan niệm của người xưa, hạc một loài chim tượng trưng cho tính cách của người quân tử. Đây cũng là hình tượng xuất hiện phổ biến trong nghệ thuật truyền thống Á Đông.

chim5

5. Nghị đỉnh –  chiếc đỉnh thứ 5 trong Cửu Đỉnh khắc hình “Uyên ương” là chim uyên ương. Đây là loài chim nước thuộc họ Vịt nổi tiếng với bộ lông muôn màu. Chim uyên ương cũng được coi là biểu tượng cho sự thủy chung do tập tính kết đôi đến trọn đời của chúng.

y nghia cac hinh tuong tren cuu dinh nha nguyen Hinh anh Viet Nam 166

6. Thuần đỉnh – chiếc đỉnh thứ 6 trong Cửu Đỉnh khác hình tượng “Hoàng anh”, nghĩa là chim vàng anh. Đây là loài chim có bộ lông mang sắc vàng tươi, được nhiều người biết đến qua câu chuyện dân gian Tấm Cám.

y nghia cac hinh tuong tren cuu dinh nha nguyen Hinh anh Viet Nam 180

7. Tuyên đỉnh –  chiếc đỉnh thứ 7 trong Cửu đỉnh khắc hình tượng “Tần cát liễu”, nghĩa là chim yểng. Đây là loài chim thuộc họ Sáo sống ở vùng đồi núi, thường được nuôi như một loài chim cảnh. Chúng nổi tiếng với khả năng nhại tiếng người.

y nghia cac hinh tuong tren cuu dinh nha nguyen Hinh anh Viet Nam 247

8. Dụ đỉnh – chiếc đỉnh thứ 8 trong Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Anh vũ”, nghĩa là chim vẹt. Vẹt là loài chim có màu sắc đa dạng, tính cách thú vị và cũng rất giỏi nhại tiếng người.

huyen dinh

9. Huyền đỉnh –  chiếc đỉnh cuối cùng trong Cửu Đỉnh khắc hình tượng “Thốc thu”, nghĩa là chim phù lão hay chim già đẫy. Đây là một loài chim thuộc họ Hạc, có ngoại hình lạ mắt với cái đầu trọc lơ thơ tóc bạc như lão nông. Chúng là loài chim điển hình ở các vùng đất ngập nước Nam Bộ.

Với những giá trị quan trọng về văn hóa, lịch sử, năm 2012 Cửu đỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã hoàn thành việc xây dựng hồ sơ di sản tư liệu cho Cửu đỉnh, trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là Di sản tư liệu thế giới.

Nghi Vân (t.h)

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 2

Xem thêm:

Phụ nữ xưa trị quốc, bình thiên hạ như thế nào?

Ghé thăm 5 làng gốm lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam

Bao nhiêu người trong chúng ta thật sự hiểu về “Nam tả nữ hữu”?

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều